Đầu tư theo phong cách Thomas Demark: (Phần 4) - Tiên đoán mục tiêu của giá

Thảo luận trong 'Phân tích theo indicator và các phương pháp khác' bắt đầu bởi Tô Đình Văn, 9/1/19.

Lượt xem : 3,167

  1. Tô Đình Văn

    Tô Đình Văn Chứng Sỹ Đại Hiệp

    Tham gia ngày:
    28/10/18
    Bài viết:
    663
    Đã được thích:
    402
    Giới tính:
    Nam

    dau-tu-theo-phong-cach-thomas-demark-phan-4-tien-doan-muc-tieu-cua-gia.jpg

    Sau khi đã biết được cách vẽ trendline cũng như cách nhận biết giá breakout trenline, bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu bước tiếp theo là giá sẽ đi đến đâu sau khi breakout xu hướng.

    Trong chuỗi seri bao gồm nhiều bài viết về Thomas Demark, anh em đã được tiếp cận về cách vẽ xu hướng một cách thống nhất ở phần 2, cách giao dịch breakout với 3 loại breakout phần 3, đường link là dành cho anh em chưa xem

    >> Đầu tư theo phong cách Thomas Demark: (Phần 1) - Bắt đỉnh đáy

    >> Đầu tư theo phong cách Thomas Demark: (Phần 2) - Vẽ trendline

    >> Đầu tư theo phong cách Thomas Demark: (Phần 3) - Breakout


    +Trong phần 3 về cách giao dịch Breakout, với trendline của Thomas Demark anh em có nhiều thắc mắc. Một trong số thắc mắc đó làm sao để biết Breakout thật, vì trong 3 loại đó nhiều khi cũng là Breakout giả , tôi xin trả lời sau:


    +Phương pháp của Thomas Demark cũng chỉ là một trong vô vàn phương pháp, nó vẫn chưa phải là chén thánh. Do đó, chắc chắn là cũng sẽ có sai, mà sai thì lúc đó mới cần đến quản lý vốn. Rốt cuộc khái niệm quản lý vốn vẫn tối quan trọng chứ không phải phương pháp của Thomas Demark

    +3 loại Breakout mà Mr.Thomas Demark chia sẻ cho các bạn được đúc rút từ sự nghiên cứu cũng như kinh nghiệm nhiều năm của ông ấy. Có thể ông thống kê 3 loại breakout này có số lần thành công nhiều nhất, do đó ông mới phổ biến cho mọi người.

    +Nếu chúng ta bị breakout giả quá nhiều, có thể là chúng ta xác định sai trendline, hai là breakout đó không nằm trong 3 loại breakout.

    Việc trả lời đã xong, bây giờ tôi đi vào nội dung của ngày hôm nay.

    TÍNH TOÁN MỤC TIÊU GIÁ SAU KHI BREAKOUT

    Thực ra sau khi vào lệnh rồi, vấn đề bây giờ không còn thắng hay thua nữa, vấn đề là giá sẽ đi lên tới đâu, hoặc xuống tới đâu thì dừng. Hay nói cách khác họ nghĩ về stoploss và take profit - mục tiêu giá.

    Mục tiêu giá cực kỳ quan trọng vì khi bạn mở vị thế giá lên là chuyện bình thường, tôi mua 10 cổ phiếu, giá tăng cả 10. Nhưng vấn đề nó tăng đến đâu, vì khi nếu tính sai sẽ có 2 trường hợp xảy ra:

    +Đặt quá dài so với đường đi của giá, giá chưa tới mục tiêu đã quay đầu

    +Đặt quá ngắn so với đường đi của giá, lợi nhuận quá ít không đủ bù những khoản lỗ trước đó.

    Do đó, thành hay bại là do tính toán đúng giá mục tiêu

    Vậy với phương pháp đánh breakout này thì mục tiêu giá được tính toán như thế nào.

    Có 3 phương pháp tính như sau:

    Phương pháp thứ nhất :

    Đây là phương pháp có độ chính xác thấp nhất, nhưng lại dễ hiểu và dễ tính nhất.

    Cụ thể, mục tiêu giá sẽ đi sau breakout bằng khoảng cách từ điểm thấp nhất của giá (đáy) trước khi breakout đến điểm TD-Point

    dau-tu-theo-phong-cach-thomas-demark-phan-4-tien-doan-muc-tieu-cua-gia (2).jpg

    Phương pháp thứ 2:

    Phương pháp này có một phức tạp và khá giống với phương pháp thứ nhất,nhưng nó có chút khác biệt.

    Nếu phương pháp số 1 là lấy cái đáy thấp nhất trước khi breakout. Thì phương pháp thứ 2 là lấy giá thấp nhất, nhưng là cây nến có giá đóng cửa thấp nhất

    dau-tu-theo-phong-cach-thomas-demark-phan-4-tien-doan-muc-tieu-cua-gia (3).jpg


    Phương pháp thứ 3:

    Phương pháp này khá là thận trọng dành cho những nhà đầu tư không dám mạo hiểm, tức là lấy mục tiêu từ TD-Trendline xuống giá đóng cửa của cây nến thấp nhất (đáy)

    dau-tu-theo-phong-cach-thomas-demark-phan-4-tien-doan-muc-tieu-cua-gia (4).jpg

    Có 1 vấn đề xảy ra với 3 phương pháp này :

    +Đôi khi giá không chạm đúng mức này hoặc chưa tới đã quay đầu, hoặc là đi quá. Đó là một phần thiết yếu trong cuộc sống như chúng ta ăn cơm, uống nước nên đừng quá lo lắng.

    Một số anh em thắc mắc hỏi tôi rằng sao lại ra đượ cách tính giá này ? 3 cách tính này nhìn sơ qua không khác gì nhau là mấy ? Xin thưa rằng đây là trí tuệ của Thomas Demark, tôi chỉ thích và áp dụng và chia sẻ cho anh em, tôi không thích chứng minh tại sao lại như vậy. Có ai từng chứng minh công thức của Stochastic, hay Bollinger Bands không? Điều đó không cần thiết, công cụ của Thomas Demark cũng vậy.

    Kết thúc bài viết, vẫn còn một bài nữa tổng kết cách thức giao dịch, hẹn gặp anh em ở bài sau

    Tô Đình Văn

    Xem thêm:


    >> Tuyệt kỹ bắt đỉnh đáy bằng ICHIMOKU
     
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    Phương pháp đầu tư theo phương pháp Ichimoku với đám mây Kumo Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 1/10/19
    Hệ thống giao dịch theo Pinbar mà mọi nhà đầu tư cần phải biết Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 3/6/19
    Đầu tư theo phong cách Thomas Demark: (Phần 6) - Thuyền nan ra biển lớn Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 11/1/19
    Đầu tư theo phong cách Thomas Demark: (Phần 5) - Ứng dụng thực tế Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 10/1/19
    Đầu tư theo phong cách Thomas Demark: (Phần 3) - Breakout Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 8/1/19

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này