[Học phân tích cơ bản] Chỉ số ROA có giống ROE hay không? Dùng ROA thế nào cho hiệu quả?

Thảo luận trong 'Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán' bắt đầu bởi Bảo Khánh, 12/1/19.

Lượt xem : 8,775

  1. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    hoc-phan-tich-co-ban-chi-so-roa-co-giong-roe-hay-khong-dung-roa-the-nao-cho-hieu-qua-kakata.jpg

    Cũng như ROE, chỉ số ROA là một trong những chỉ số tài chính được các nhà đầu tư quan tâm hàng đầu. Nhưng câu chuyện mà ROA thể hiện khác với ROE nên hai chỉ số này không thể dùng lẫn lộn với nhau được. Tất nhiên, ROA cũng có vai trò riêng cho nó, và trong bài viết này tôi muốn chia sẻ góc nhìn về ROA cho những nhà đầu tư mới, cách hiểu và sử dụng ROA như thế nào cho hiệu quả, có khác gì với chỉ số ROE hay không?


    ROA là gì? Ý nghĩa của chỉ số ROA ?

    ROA là từ viết tắt của Return on Asset, dịch ra tiếng Việt nghĩa là Lợi nhuận trên tổng tài sản.

    Chỉ số ROA đối với doanh nghiệp có nghĩa là với một đồng tài sản của công ty (bao gồm cả vốn và nợ vay) thì kiếm được về bao nhiêu đồng lợi nhuận.

    Với góc nhìn của nhà đầu tư, ROA cho biết nhà đầu tư phải bỏ ra bao nhiêu tiền để mua doanh nghiệp (bao gồm cả vốn và nợ vay) để ăn được 1 đồng lợi nhuận mà doanh nghiệp kiếm được.

    Như vậy, ROA cho biết được độ hiệu quả trong việc sử dụng tài sản (vốn và nợ) của doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận.

    Để xem ROA của một doanh nghiệp, chúng ta vào trang vietstock.vn và gõ mã cổ phiếu vào sẽ được như hình bên dưới đây:

    hoc-phan-tich-co-ban-chi-so-roa-co-giong-roe-hay-khong-dung-roa-the-nao-cho-hieu-qua-2.png

    Để hiểu rõ ROA khác với ROE chỗ nào, chúng ta sang phần công thức tính của ROA.

    Công thức tính của ROA:

    ROA = Lợi nhuận sau thuế / (Vốn chủ sở hữu + Nợ)
    Chúng ta xem ví dụ dưới đây:

    hoc-phan-tich-co-ban-chi-so-roa-co-giong-roe-hay-khong-dung-roa-the-nao-cho-hieu-qua-1.jpg

    Trong ví dụ này, rõ ràng ROE = 4/6, còn ROA = 4/10.

    Vậy ROA và ROE khác nhau chỗ nào?

    + ROE thì tính thu nhập trên vốn chủ sở hữu. Tức là 1 đồng vốn bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

    + ROA thì tính thu nhập trên cả vốn chủ sở hữu và nợ vay. Chỉ số này bao quát hơn ROE ở chỗ đo lường được hiệu quả của việc sử dụng nợ. Tức là 1 đồng vốn + nợ bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Như vậy, nếu chỉ số này thấp, có nghĩa là công ty vay nợ nhiều nhưng làm ra lợi nhuận không hiệu quả, đây là tín hiệu cảnh báo doanh nghiệp nên dừng vay nợ, hoặc giảm nợ lại.

    ROA như thế nào là tốt? ROA bao nhiêu là hợp lý ?

    ROA thường ít được chú ý hơn ROE, nhưng không thể bỏ qua mà không phân tích, vì như đã nói ở trên, nó có liên quan đến nợ vay. Chỉ số này quá thấp, chứng tỏ doanh nghiệp vay nợ quá nhiều mà kinh doanh không hiệu quả.

    Nếu như ROE tối thiểu phải 15% là tốt thì ROA theo lý thuyết phải tối thiểu là 7.5%. Tuy nhiên ở Việt Nam, do tỷ lệ lạm phát cao, chúng ta nên kỳ vọng ROA của các doanh nghiệp Việt vào khoảng 9.5% - 10% và ROE vào khoảng 20% trở lên. Đó là mức tối thiểu để một doanh nghiệp được xem là tốt.

    Cái thứ hai, ROA cao thì quan trọng nhưng nó phải được duy trì đều đặn. Và đặc biệt, phải có xu hướng tăng dần trong nhiều năm cho đến hiện tại. Nếu ngược lại thì đây là dấu hiệu cảnh báo.

    Như vậy, để tìm một doanh nghiệp tương đối tốt, nhà đầu tư nên cho doanh nghiệp có ROA từ 9.5% - 10% trở lên, và có xu hướng tăng dần.

    Sau đây là một doanh nghiệp có ROA tốt:

    hoc-phan-tich-co-ban-chi-so-roa-co-giong-roe-hay-khong-dung-roa-the-nao-cho-hieu-qua-3.png

    Một số lưu ý khi sử dụng chỉ số ROA

    + Không nên chỉ lệ thuộc vào một mình ROA, cần phải kết hợp với các chỉ số tài chính quan trọng khác như EPS, ROE, P/E, P/B,... để đưa ra quyết định đúng nhất.
    + ROA có thể bị xào nấu do lợi nhuận và EPS bị xào nấu. Nhà đầu tư cần có kỹ năng nhận biết tình trạng này.
    + Không phải cổ phiếu nào có ROA thấp cũng là xấu, tùy vào đặc thù ngành, ví dụ ngành ngân hàng có ROA trên 2% cũng được gọi là tốt vì tỷ lệ nợ của ngân hàng rất cao. Do đó không nên cứng nhắc đánh giá ROA mà phải so sánh các doanh nghiệp trong một ngành hoặc trung bình ngành.
    Trên đây là những kiến thức về ROA cơ bản dành cho nhà đầu tư, anh em thấy có hữu ích thì like và share nhé.

    Bảo Khánh - fb.com/baokhanh34

    Xem thêm:

    >> Kiến thức phân tích cơ bản dành cho nhà đầu tư chứng khoán
     
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    [Học phân tích cơ bản] 7 chỉ số về dòng tiền mà nhà đầu tư cần phải biết khi phân tích doanh nghiệp Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 16/5/19
    [Học phân tích cơ bản] Tìm hiểu về vốn lưu động và vai trò khi phân tích doanh nghiệp Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 14/5/19
    [Học phân tích cơ bản] Tốc độ tăng trưởng thu nhập hoạt động - Nền tảng của một công ty Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 11/5/19
    [Học phân tích cơ bản] Làm thế nào để phân tích ngành nào phù hợp để đầu tư? Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 30/3/19
    [Học phân tích cơ bản] 1001 câu chuyện về chỉ số P/E và ứng dụng của nó Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 26/2/19

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này