Hướng dẫn phối hợp RSI với hỗ trợ - kháng cự

Thảo luận trong 'Phân tích theo indicator và các phương pháp khác' bắt đầu bởi Tô Đình Văn, 14/12/18.

Lượt xem : 3,310

  1. Tô Đình Văn

    Tô Đình Văn Chứng Sỹ Đại Hiệp

    Tham gia ngày:
    28/10/18
    Bài viết:
    663
    Đã được thích:
    402
    Giới tính:
    Nam

    huong-dan-phoi-hop-rsi-voi-ho-tro-khang-cu.png

    Thật ra các indicator rất hữu dụng, đó là lý do vì sao nó vẫn tồn tại và được các nhà đầu tư sử dụng như những công cụ không thể thiếu. Nói đến Indicator, người ta nghĩ ngay đến các đường MA, MACD, Stochastic, Bollinger Bands...Một trong số đó, không thể thiếu, từ già đến trẻ, từ đàn ông đến đàn bà, từ nhà đầu tư cáo đến nhà đầu tư nhím (vì sao là con nhím thì tôi sẽ có một bài viết về nó cuối tuần) đều biết công cụ này. Đó là RSI

    Ở đây tôi không muốn giới thiệu RSI là gì, nó được tính toán như thế nào. Dài dòng lắm. Tôi chỉ nói đơn giản cho các bạn biết, đặc biệt là các nhà đầu tư mới như thế này, RSI là một công cụ đa công dụng và thường thì khá chính xác.

    Mọi người đều mặc định RSI như một chỉ báo động lượng. Có những người dùng RSI như là điểm để xác nhận tín hiệu quá mua (khi RSI tăng lên 70) và tín hiệu quá bán (khi RSI giảm xuống 30). Có những người dùng nó xác định xu hướng hoặc trong chờ một tín hiệu vào lệnh đáng tin cậy...

    Xem thêm: Phương pháp xác định xu hướng và mua - bán cổ phiếu bằng công cụ RSI
    Trong bài viết ngày hôm nay, tôi sẽ chia sẻ cho các bạn biết thêm một chức năng nữa, hay nói chính xác hơn đây là kinh nghiệm dùng RSI kết hợp với hỗ trợ - kháng cự để có được những điểm vào lệnh tốt nhất.

    ĐẦU TIÊN LÀ XÁC ĐỊNH XU HƯỚNG BẰNG RSI

    RSI được sinh ra để đo lường chuyển động của giá, điều này rất quan trọng. Các mức mặc định của RSI luôn là 70 và 30. Nhưng tạm thời chúng ta quên 2 mức này đi, tôi sẽ cho bạn 2 mức mới là 40 60. Hai mức này sẽ tạo thành 1 vùng, Chúng ta sẽ dùng 2 vùng này để đo lường và xác định xu hướng có còn hay không.
    huong-dan-phoi-hop-rsi-voi-ho-tro-khang-cu 2.jpg

    Nói cho dễ hiểu hơn, trong vùng 40 60 sẽ là mức hỗ trợ của RSI, còn 60 là mức kháng cự của RSI. Tức là RSI nếu không qua mức 40 thì xu hướng vẫn còn tăng, và những lần chạm 40 sẽ là những tín hiệu mua tốt, điều này rất tuyệt vời với chứng khoán việt

    Mời xem cổ phiếu HPG:
    huong-dan-phoi-hop-rsi-voi-ho-tro-khang-cu 3.jpg

    Và khi giá đang có xu hướng giảm mạnh, mức 60 sẽ đóng vai trò là mức kháng cự của RSI. Nếu RSI vượt quá mức 60, thì coi như trend tăng gãy, hoặc kết thúc.
    huong-dan-phoi-hop-rsi-voi-ho-tro-khang-cu 4.jpg

    Vậy rõ ràng, RSI rất có lợi cho những nhà đầu tư giao dịch theo xu hướng. Vì sao lại như vậy. RSI sử dụng 2 mức 40 và 60 để xác định trend.

    Vậy tóm tắt một chút, nhà đầu tư giao dịch theo xu hướng khi

    +Trend tăng khi RSI > 40

    +Trend giảm khi RSI <60

    Nhà đầu tư có thể xác nhận tín hiệu vào lệnh khi:

    +Trend đang tăng, chạm mức 40 và bật lên lại

    +Trend đang giảm, chạm mức 60 và bật xuống lại ( cho phái sinh)

    TUY NHIÊN MỘT CON CHIM ÉN KHÔNG LÀM NÊN MÙA XUÂN

    Chúng ta phải kết hợp thêm vài công cụ khác, nhưng trong bài này tôi muốn giới thiệu các bạn kết hợp hỗ trợ kháng cự.

    Sẽ cực kỳ hiệu quả ở chỗ hỗ trợ kháng cự sẽ loại bỏ nhược điểm không nhìn vào giá của RSI
    huong-dan-phoi-hop-rsi-voi-ho-tro-khang-cu 5.jpg

    Các bạn thấy kết hợp RSI và hỗ trợ - kháng cự thế nào, rất tuyệt vời đúng không. Ứng dụng của RSI thì bao la và bát ngát chứ không chỉ có vậy.

    Sắp tới tôi sẽ chia sẻ với các bạn, cũng với RSI , nhưng lần này tôi sẽ kết hợp các vùng Supply/Demand kèm với những quy tắc cụ thể để biết khi nào vùng Supply/Demand vùng nào là giả vùng nào là thật. Mời anh em đón xem

    Cám ơn đã theo dõi
    Tô Đình Văn

    Xem thêm:
    >> Hướng dẫn bắt đỉnh đáy bằng 2 công cụ MFI và MACD căn bản cho người mới
     
    cuongctd thích bài này.
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    Video Hướng dẫn vẽ Fibonacci theo phong cách Dinapoli Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 13/12/19
    Hướng dẫn đếm nến bằng cách sử dụng chart Hourly của Micheal Jenkin Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 24/5/19
    Hướng dẫn chơi chứng khoán bằng bài Tarot Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 20/5/19
    Bài 02: Phân tích cổ phiếu với đồ thị Point and Figure - hướng dẫn đọc và sử dụng Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 23/2/19
    Hướng dẫn sử dụng MACD cho nhà đầu tư mới Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 5/1/19

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này