Lớp học CMT - Cơ bản về phân tích chu kỳ

Thảo luận trong 'Lớp học CMT - Chartered Market Technician' bắt đầu bởi Bảo Khánh, 3/12/19.

Lượt xem : 3,504

  1. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    lop-hoc-cmt-co-ban-ve-phan-tich-chu-ky-kakata.jpeg

    Phân tích chu kỳ là một phần quan trọng trong phân tích kỹ thuật. Trong chuỗi bài viết về chu kỳ này, tôi sẽ trình bày những nguyên tắc quan trọng nhất của phân tích chu kỳ, bao gồm luôn cả những phương pháp (cách tiếp cận) khác nhau để nhận diện được chu kỳ thị trường. Chúng ta cũng sẽ được họ cách điều chỉnh chỉ báo dao động một cách hiệu quả và lồng ghép các công cụ chỉ báo để nhận diện chu kỳ chính xác nhất.

    CÁC YẾU TỐ TRONG PHÂN TÍCH CHU KỲ

    Chu kỳ giá

    Chu kỳ giá là sự dao động đơn giản của giá mang tính tuần hoàn. Giá sẽ có xu hướng tạo đỉnh và đáy theo cách thức thông thường và nhất quán. Nhiều nhà giao dịch thực chiến xem chu kỳ giá là chu kỳ thời gian. Điều này là sai lầm. Thời gian chỉ có một hướng đi duy nhất là tiến về phía trước. Thời gian không có dao động lên xuống, cũng không có chu kỳ. Chỉ có giá di chuyển theo thời gian tạo ra đỉnh đáy trong một khoảng thời gian gần như giống nhau, ta gọi nó là chu kỳ.

    lop-hoc-cmt-co-ban-ve-phan-tich-chu-ky-kakata-1.png

    Một chu kỳ giá được định nghĩa bởi 5 yếu tố sau:

    1. Độ lớn hay biên độ sóng (Amplitude): đề cập đến vấn đề kích thước hay khoảng cách từ đỉnh và đáy chu kỳ giá. Độ lớn của chu kỳ giá được phân loại làm hai nhánh nhỏ: độ lớn chu kỳ tăng và độ lớn chu kỳ giảm.

    Khi giá trị tuyệt đối (absolute values) của độ lớn chu kỳ tăng và độ lớn chu kỳ giảm bằng nhau, giá sẽ có xu hướng đi ngang (sideways). Khi giá có xu hướng tăng, giá trị tuyệt đối của độ lớn chu kỳ tăng sẽ rộng hơn và ngược lại.

    lop-hoc-cmt-co-ban-ve-phan-tich-chu-ky-kakata-2.png

    2. Chiều dài (length): chiều dài chu kỳ đơn gian là thời gian diễn ra một chu kỳ hai một dao động. Độ dài đó được tính từ đỉnh này sang đỉnh khác (peak-to-peak) hoặc đáy này sang đáy khác (trough-to-trough) (phân tích đỉnh trong trường hợp đáy không rõ ràng hoặc không nhìn thấy được).

    Phân tích đỉnh - đỉnh (peak-to-peak) có thể ít đáng tin cậy hơn và không thường xuyên được sử dụng vì nó khá nhạy cảm với hiệu ứng chuyển dịch chu kỳ (cycle translation).

    Chiều dài của chu kỳ được tính là số giai đoạn trong một khung thời gian (number of periods or time intervals). Nói cho dễ hiểu, đó là số thanh giá diễn ra từ đáy này sang đáy kế tiếp (number of bars). Như vậy, độ dài của chu kỳ cũng được coi là sự tuần hoàn chu kỳ (cycle periodicity).

    3. Các giai đoạn (phase): Giai đoạn chu kỳ đại diện cho điểm trong chu kỳ mà giá hiện tại, và sự khác biệt giữa hai điểm bất kỳ được gọi là độ lệch pha. Sự khác biệt của các phase chính là thời gian, là số thanh giá hoặc ở dạng góc tính theo độ hoặc radians. Ví dụ như hình bên dưới là sự khác biệt giữa các pha sóng A và pha sóng B là 180 độ.

    4. Tần số hay sự lặp lại (Frequency): tần số chu kỳ là số chu kỳ diễn ra trong một giai đoạn thời gian. Ví dụ, chu kỳ A hoàn thành trong vòng 20 thanh. Chu kỳ B trong 20 thanh giá diễn ra đến 2 chu kỳ. Như vậy ta nói chu kỳ B có tần số gấp đôi chu kỳ A.

    5. Yếu tố cộng hưởng (Resonance): biên độ của sóng sẽ mạnh nhất tại điểm mà tất cả các đỉnh (hoặc đáy) của chu kỳ nhỏ, chu kỳ trung bình và chu kỳ lớn trùng nhau. Chúng ta gọi đó là sóng đang vào pha (waves are in phase). Sự hội tụ của các pha sinh ra biên độ sóng cực lớn, gọi là cộng hưởng sóng, thường được tìm thấy trong giai đoạn giá bùng nổ hoặc hoảng loạn.

    Một khi chu kỳ được xác định, nhà phân tích có thể dự đoán:

    + Đỉnh đáy tiềm năng (điểm đảo chiều) của giá.

    + Mức giá của đỉnh hoặc đáy chu kỳ dựa vào biên độ chu kỳ tăng giảm.

    Nhiều công cụ chỉ báo có thể được sử dụng hiệu quả hơn bằng cách phân tích chu kỳ cho chúng.

    lop-hoc-cmt-co-ban-ve-phan-tich-chu-ky-kakata-3.png

    Sau đây là hình đường xu hướng đảo chiều

    lop-hoc-cmt-co-ban-ve-phan-tich-chu-ky-kakata-4.png

    Chu kỳ giá cũng có thể được sử dụng để xác nhận retest đường trendline hoặc breakout, mô hình giá, mô hình nến,... Ví dụ ở hình bên trên, chu kỳ đã xác nhận giá breakout đường trên giảm và bắt đầu xu hướng tăng.

    Hình bên dưới đây là người ta sử dụng chu kỳ giá đã xác nhận cho các mô hình nến tăng / giảm. Một mô hình nến giảm xảy ra tại đỉnh chu kỳ dự kiến sẽ đáng tin cậy hơn rất nhiều so với ở đáy hoặc ở giữa chu kỳ. Tương tự với mô hình nến tăng.

    lop-hoc-cmt-co-ban-ve-phan-tich-chu-ky-kakata-5.png

    Còn ở hình này, chúng ta có thể thấy chu kỳ xác nhận cho đường trendline tăng đóng vai trò như một hỗ trợ. Rõ ràng, giá chạm đường trendline hỗ trợ và bật lên với xác suất sẽ cao hơn tại đáy chu kỳ.

    lop-hoc-cmt-co-ban-ve-phan-tich-chu-ky-kakata-6.png

    Các mô hình giá tiếp diễn cũng được xác nhận bởi chu kỳ giá. Một mô hình tiếp diễn xuất hiện tại điểm giữa chu kỳ hoặc sau khi đáy / đỉnh chu kỳ hình thành sẽ đáng tin cậy hơn. Khả năng thành công của các mô hình tiếp diễn sẽ giảm dần tại các điểm gần đỉnh đáy chu kỳ.

    lop-hoc-cmt-co-ban-ve-phan-tich-chu-ky-kakata-7.png

    Chúng ta quan sát hai mô hình tam giác và cho nhận xét xem mô hình tam giác này cho sự tiếp diễn giá?

    CHU KỲ CÔNG CỤ CHỈ BÁO (Indicator Cycles)

    Chu kỳ indicator là sự dao động được tạo bởi các indicator, nó tương tự như dao động của giá. Chu kỳ indicator xuất hiện liên tục ở thanh khoản (volume), khối lượng mở (open interest), average true range (ATR), standard deviation, and average directional index (ADX) and và trong các indicator động lượng như MACD, Stochastics và RSI. Những chu kỳ này rõ ràng nhất cho những khung thời gian thấp hơn khung D1.

    lop-hoc-cmt-co-ban-ve-phan-tich-chu-ky-kakata-8.png

    Hình trên đây là biểu đồ hàng ngày (intraday) thể hiện chu kỳ của các công cụ volume, ATR, ADX,... Lưu ý rằng giá có xu hướng đảo chiều tại các vùng đỉnh đáy chu kỳ của indicator hoặc sẽ tiếp tục theo hướng hiện tại. Nó ít khi di chuyển đi ngang. Nhiều nhà giao dịch có thể tận dụng lợi thế này để đặt lệnh ở cả hai chiều khi indicator chạm đỉnh.

    CHU KỲ THỊ TRƯỜNG (Market Cycles)

    Chu kỳ thị trường được hiểu theo nghĩa là chu kỳ mang tính rộng hơn trong thị trường hàng hóa, thị trường vốn và thị trường nợ. Các chu kỳ trong các thị trường này có thể giúp nhà giao dịch nắm được trạng thái tổng thể của nền kinh tế ở hiện tại. Thường thì khi thị trường quá nóng, lãi suất sẽ tăng để đối phó với sự tăng giá cả hàng hóa. Giá trái phiếu, liên kết trực tiếp với lãi suất sẽ là nhân tố đầu tiên phản ứng bằng cách giảm trong môi trường tăng giá hiện tại. Tín hiệu này chính là sự báo trước cho xu hướng giảm sắp tới. Vì thị trường trái phiếu giảm, thị trường hàng hóa sẽ phản ứng bằng cách giảm theo vì chi phí mượn nợ để sản xuất (ảnh hưởng đến công ty giao dịch trên thị trường hàng hóa) bắt đầu tăng lên bởi lãi suất.

    Cuối cùng, thị trường vốn cũng vì đó mà giảm theo.

    Một khi lạm phát được kiểm soát, lãi suất sẽ bắt đầu giảm, dẫn đến giá trái phiếu quay đầu tăng lại lần nữa. Với việc giảm lãi suất, chi phí vay giảm và giá hàng hóa tăng lên tạo thanh khoản cho thị trường. Các công ty bắt đầu vực dậy và thị trường cổ phiếu tăng.

    Nói chung, thị trường trái phiếu chính là một chỉ báo dẫn dắt để dự đoán đỉnh / đáy thị trường trong tương lai. Thị trường trái phiếu đảo chiều trước, rồi đến thị trường hàng hóa và cuối cùng là thị trường vốn (cổ phiếu).

    CHU KỲ KINH DOANH (Business Cycles)

    Chu kỳ kinh doanh được theo dõi qua sự biến động trong các mức độ và tỷ lệ tăng trưởng của GDP - một chỉ báo thông dụng đo lường sức khỏe và hoạt động của nền kinh tế. Chu kỳ kinh doanh phản ánh các giai đoạn bùng nổ và co hẹp của nền kinh tế, được mô tả qua 4 giai đoạn suy thoái - phục hồi - phồn thịnh - tăng trưởng.

    Đây thường là chu kỳ dài hạn. Chúng ta sẽ có 4 chu kỳ chính.

    1. Chu kỳ Kondratieff (Kondratieff Cycle): dài 54 năm và nó ảnh hưởng đến mọi thị trường từ lãi suất, cổ phiếu cho đến hàng hóa. Nó được phát hiện ra bởi Mr. Nikolai Kondratieff. Chu kỳ kinh tế lớn này đã dự đoán chính xác các giai đoạn đại suy thoái vào các năm 1810 đến 1820, 1865 đến 1875, 1910 đến 1920, và 1970 đến 1980. Đã có nhiều cách giải thích và sửa đổi theo hướng hiện đại liên quan đến lý thuyết Kondratieff về các chu kỳ kinh tế kể từ những năm 1920.

    2. Chu kỳ Juglar (Juglar Cycle): kéo dài 7 - 11 năm và cũng ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế và mọi loại thị trường. Chu kỳ này đã được đề xuất bởi Mr. Clement Juglar vào năm 1860.

    3. Chu kỳ Kitchin (Kitchin Cycle): chính xác là chu kỳ 4 năm, được phát hiện bởi Mr. Joseph Kitchin. Nó được coi là một trong những nhà tiên tri đáng tin cậy nhất về sức khỏe kinh tế.

    4. Chu kỳ Schumpeter ( Schumpeter Cycle): sóng Schumpeter là một mô hình kinh tế dựa trên sự cộng hưởng hay chống chất (superposition) của 3 chu kỳ trên. Nó là tổng của 3 chu kỳ trên. Được phát hiện bởi Joseph Alois Schumpeter. Người ta đã phát hiện ra rằng khi cả ba chu kỳ tại đỉnh hoặc đáy của mô hình đồng bộ với nhau, mô hình này sẽ có xu hướng dự đoán chính xác sự bùng nổ và co hẹp của nền kinh tế trong tương lai.

    CHU KỲ THEO MÙA (Seasonal Cycles)

    Chu kỳ theo mùa trong hàng hóa nông nghiệp tồn tại do vấn đề thời tiết ảnh hưởng đến việc trồng trọt và thu hoạch. Chu kỳ theo mùa thường kéo dài trong một năm. Chu kỳ hàng hóa bốn tuần khá đúng và nhiều nhà giao dịch thiết kế hệ thống giao dịch trong khoảng chu kỳ bốn tuần rưỡi (20 - 26 ngày). Một ví dụ là kênh Dochian có chu kỳ là 20 ngày, MACD có chu kỳ là 12 - 26, Ichimoku có chu kỳ 26 - 52 ngày.

    Khi sử dụng chu kỳ theo mùa,sẽ rất thuận lợi khi sử dụng các yếu tố theo mùa làm tín hiệu và tìm kiếm xác nhận giá trong hợp đồng tương lai tháng sắp tới (look for price confirmation in the near or front month futures contract) . Chu kỳ 20 cũng liên quan hài hòa với chu kỳ 5, 10 và 40. Đây là ảnh hưởng của chu kỳ danh nghĩa và sự hài hòa trong thị trường.

    Bài viết cũng đã dài. Tôi sẽ tiếp tục bài viết chu kỳ vào ngày mai nhé. Happy learning!

    (Còn tiếp)​

    Bảo Khánh - fb.com/baokhanh34
    Xem thêm:

    >> Lớp học CMT - Chartered Market Technician
     
    NGANNK thích bài này.
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    Lớp học CMT - Các nguyên tắc trong Phân tích chu kỳ Lớp học CMT - Chartered Market Technician 5/12/19
    Lớp học CMT - Giới thiệu học thuyết Dow (Phần 1 - Các khái niệm chuyên sâu) Lớp học CMT - Chartered Market Technician 30/11/19
    Lớp học CMT - Cơ chế và diễn biến của đồ thị giá (Phần 2 - các loại gap trên thị trường) Lớp học CMT - Chartered Market Technician 30/11/19
    Lớp học CMT - Cơ chế và diễn biến của đồ thị giá (Phần 1) Lớp học CMT - Chartered Market Technician 28/11/19
    Lớp học CMT: Giới thiệu Indicator theo chữ cái - Hồi 2: Indicator chữ B (Tiếp theo) Lớp học CMT - Chartered Market Technician 17/4/19

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này