Lớp học CMT - Cơ chế và diễn biến của đồ thị giá (Phần 1)

Thảo luận trong 'Lớp học CMT - Chartered Market Technician' bắt đầu bởi Bảo Khánh, 28/11/19.

Lượt xem : 2,000

  1. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    lop-hoc-cmt-co-che-va-dien-bien-cua-do-thi-gia-kakata.JPG

    Biểu đồ truyền thống là một ma trận hai chiều (bao gồm giá và thời gian) mà dữ liệu kỹ thuật hoặc thông tin kỹ thuật được theo dõi. Nó cung cấp cho nhà giao dịch một phương tiện theo dõi dữ liệu kỹ thuật một cách có ý nghĩa, cho thấy các đặc điểm hành vi mô hình giá lặp đi lặp lại khác nhau và biến động thị trường.

    Ngoài ra, biểu đồ cũng cho thấy rõ ràng sự những lúc giá cả biến dạng và thiếu tính thanh khoản trên thị trường. Nó còn cho phép áp dụng phân tích kỹ thuật như vẽ đường xu hướng, kênh giá và mô hình biểu đồ về giá, giúp khám phá các mức phản ứng giá quan trọng tại kháng cự và hỗ trợ, được thúc đẩy bởi tâm lý và nhận thức cơ bản nhất quán của tất cả những người tham gia thị trường. Trong chương này, chúng ta sẽ đề cập đến những điều cơ bản về thiết lập biểu đồ và cách mà biểu đồ hiển thị và chuyển tải thông tin đến với nhà giao dịch.

    CƠ CHẾ VÀ DIỄN BIẾN ĐỒ THỊ GIÁ

    Có nhiều cách mà một nhà phân tích kỹ thuật có thể phân tích dựa trên dữ liệu giá. Dữ liệu có thể hiển thị ở dạng số (bảng điện) hoặc dạng hình ảnh (đồ thị giá). Người phân tích sử dụng thông tin dưới dạng số để nghiên cứu hành động của thị trường qua các kỹ thuật thống kê và định lượng nhằm dự đoán hướng đi tương lai và độ dao động của giá.

    Các nhà phân tích và thống kê định lượng này sử dụng các kỹ thuật khác nhau của chuỗi thời gian và phân tích ngẫu nhiên và tiến hành kiểm định cho tương lai (test forward) trên dữ liệu kỹ thuật. Họ cũng cố gắng xác định sự bất thường về giá và các cơ hội chênh lệch giá (arbitrage) bằng cách sử dụng các chương trình phần mềm có độ tinh vi và kết nối dữ liệu tốc độ cao.

    Nhiều nhà phân tích truyền thống thích làm việc chỉ sử dụng đồ thị giá, xuất hiện dưới dạng thông thường của biểu đồ thời gian, trong đó trục tung theo dõi chuyển động của giá và trục hoành theo dõi chuyển động của thời gian. Trục giá có thể được thu nhỏ theo kiểu số học (tuyến tính) hoặc logarit (tỷ lệ). Trên một số biểu đồ, trục thời gian có thể không phải luôn luôn được vẽ theo số gia (increment) hoặc đơn vị thời gian bằng nhau, mà hoạt động như một bộ đếm cho các khối dữ liệu mới thay vì thể hiện rõ ràng thời gian trôi qua (point and figure chart). Trên các biểu đồ như vậy, thời gian được xem là ẩn dọc theo trục x.

    Các nhà phân tích truyền thống nghiên cứu các mẫu đồ thị giá cổ điển, đường xu hướng, bộ chỉ báo dao động (oscillator), chỉ báo lồng vào nhau (overla). Lưu ý rằng các nhà phân tích và thống kê định lượng cũng có khi sử dụng biểu đồ kỹ thuật, nhưng họ có thể không cần đến nó.

    Vài dữ liệu kỹ thuật có thể được sử dụng để xây dựng một biểu đồ giá phục vụ cho việc phân tích. (Ở đây tôi xin để nguyên tiếng Anh cho đúng nghĩa của nó):

    lop-hoc-cmt-co-che-va-dien-bien-cua-do-thi-gia-kakata-1.png

    Hầu hết các đồ thị giá đều là đồ thị hai trục giá và thời gian, sử dụng các mức giá mở, đóng, cao và thấp (OHLC) để vẽ giá.

    Do đó, dữ liệu OHLC chỉ đơn giản là một bản tóm tắt về hoạt động giá trong một khoảng thời gian nhất định.

    lop-hoc-cmt-co-che-va-dien-bien-cua-do-thi-gia-kakata-2.png

    Ý NGHĨA CỦA DỮ LIỆU OHLC

    Mặc dù dữ liệu OHLC là kết quả của hoạt động lọc giá trong một khoảng thời gian xác định, nhưng không phải tất cả dữ liệu đều có ý nghĩa tương tự. Giá mở và đóng cửa chỉ là một chức năng của việc ấn định thời gian bắt đầu vẽ giá và kết thúc giá đó. Khi khoảng thời gian đó được hoàn thành, giá tại thời điểm đó đánh dấu giá đóng cửa của thanh trước đó và bắt đầu giá mở của thanh hiện tại mới. Nhưng giá cao (high) và thấp (low) lại khác một chút, được tạo ra bởi các lực lượng cung và cầu thực tế trên thị trường. Giá cao và giá thấp đại diện cho các vùng bị từ chối giá, gây ra bởi hành động phản ứng (responsive actions) của những người tham gia thị trường khi giá tiếp cận những vùng đó (ý ở đây là kháng cự và hỗ trợ). Các nhà giao dịch và nhà đầu tư đang phản ứng với giá cao tại đỉnh và thấp tại đáy bằng cách mạo hiểm vốn (đặt cược xem lên hay xuống) trên thị trường. Điều này làm cho giá cao và thấp có ý nghĩa hơn khi so sánh với giá mở và giá đóng cửa.

    lop-hoc-cmt-co-che-va-dien-bien-cua-do-thi-gia-kakata-3.png

    Lưu ý rằng, khoảng thời gian để xác định giá cao thấp càng dài bao nhiêu thì giá cao và giá thấp càng ý nghĩa bấy nhiêu. Ví dụ giá cao thấp của cây nến 1 ngày sẽ có ý nghĩa hơn so với giá cao thấp của cây nến 1 giờ.

    Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận vai trò của giá mở và đóng cửa. Nó sẽ có ý nghĩa và đáng tín cậy hơn khi:

    + Thời gian (durations) giữa các phiên giao dịch hoạt động dài hơn.
    + Giá mở và đóng được tạo trong một khoảng thời gian dài hơn (nghĩa là, thuộc thanh khung thời gian cao hơn).

    Có một khoảng cách giá khá rộng (gọi là gap) giữa giá đóng cửa phiên trước và giá mở cửa phiên sau. Khoảng cách không giao dịch giữa các phiên càng dài thì sẽ càng làm cho giá mở cửa và đóng cửa quan trọng hơn vì tâm lý trong khoảng thời gian đó sẽ cực kỳ quan trọng.

    lop-hoc-cmt-co-che-va-dien-bien-cua-do-thi-gia-kakata-4.png

    Do đó, giá mở và đóng cửa hàng ngày thường được người tham gia thị trường quan tâm nhiều hơn so với giá mở và đóng cửa trong ngày giữa các phiên giao dịch buổi sáng và buổi chiều vì thời gian không giao dịch (nghỉ giữa trưa) ngắn hơn thời gian không giao dịch từ ngày này chuyển sang ngày khác.

    Ở những thị trường giao dịch liên tục, giá mở và đóng cửa có tầm quan trọng thấp hơn so với giá cao và thấp, như trong trường hợp thị trường ngoại hối giao ngay (forex), giao dịch liên tục trong tuần từ tối chủ nhật đến thứ sáu.

    Nói chung, giá mở và đóng cửa sẽ có ý nghĩa lớn hơn nếu chúng thuộc về khung thời gian cao hơn. Giá mở và đóng cửa thuộc một thanh hàng ngày có ý nghĩa về mặt tâm lý hơn so với giá thuộc nến một phút hoặc năm phút.

    Cuối cùng, khoảng cách giá giữa lần đóng cửa cuối cùng và giá mở cửa càng lớn, tầm quan trọng của giá mở cửa và đóng cửa càng cao.

    (Còn tiếp)​

    Bảo Khánh - fb.com/baokhanh34
    Xem thêm:

    >> Lớp học CMT - Chartered Market Technician
     
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    Lớp học CMT - Các nguyên tắc trong Phân tích chu kỳ Lớp học CMT - Chartered Market Technician 5/12/19
    Lớp học CMT - Cơ bản về phân tích chu kỳ Lớp học CMT - Chartered Market Technician 3/12/19
    Lớp học CMT - Giới thiệu học thuyết Dow (Phần 1 - Các khái niệm chuyên sâu) Lớp học CMT - Chartered Market Technician 30/11/19
    Lớp học CMT - Cơ chế và diễn biến của đồ thị giá (Phần 2 - các loại gap trên thị trường) Lớp học CMT - Chartered Market Technician 30/11/19
    Lớp học CMT: Giới thiệu Indicator theo chữ cái - Hồi 2: Indicator chữ B (Tiếp theo) Lớp học CMT - Chartered Market Technician 17/4/19

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này