Tại sao những chuyên gia kinh tế lại thất bại khi tham gia thị trường Tài chính?

Thảo luận trong 'Thảo luận chung' bắt đầu bởi Orion, 28/7/19.

Lượt xem : 1,637

  1. Orion

    Orion Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    90
    Giới tính:
    Nam
    tai-sao-nhung-chuyen-gia-kinh-te-lai-that-bai-khi-tham-gia-thi-truong-tai-chinh-1.jpg

    Có thể nói khi bước chân vào thị trường Tài chính phần lớn nhà đầu tư đều thua lỗ. Có nhiều nguyên nhân giải thích cho lý do này như thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm hay không nắm bắt được thông tin để đầu tư.


    Điều này có thể lý giải được vì chúng ta là những con người bình thường, làm những công việc khác nhau và có một điểm chung đó là đam mê đầu tư. Tuy nhiên nó chỉ hợp lý với những người bình thường còn đối với một chuyên gia kinh tế như John Maynard Keynes thì sao?

    Hay một số ví dụ nữa như người từng đoạt giải Nobel Kinh tế Myron Scholes, Robert Merton thì chẳng lẻ họ cũng thiếu kiến thức về Tài chính? Tôi không nghĩ như vậy, có rất nhiều lý do khiến họ thua lỗ nặng nề khi tham gia vào lĩnh vực tưởng chừng như sở trường của mình nhưng lý do tôi sắp trình bày sau đây có lẽ là lý do lớn nhất.

    LÝ THUYẾT VÀ THỰC TẾ LUÔN KHÁC XA NHAU KHI BẠN ĐẦU TƯ

    Đầu tư nghe thì có vẻ dễ lắm, mua thấp bán cao ăn chênh lệch rồi lấy số tiền đó tái đầu tư sinh ra lãi kép và thế là giàu to. Nếu bằng phẳng như con đường tôi vừa nêu ra thì có lẽ ai cũng là tỷ phú hết rồi chứ chẳng có người giàu người nghèo trong xã hội.

    Anh em chắc cũng biết giữa lời nói và hành động thì nói luôn dễ hơn làm, sách vở lý thuyết lúc nào cũng khác xa thực tế. Chính vì vậy dù là một chuyên gia kinh tế, cha đẻ của kinh tế học vĩ mô mà chúng ta đang học hiện tại nhưng kết quả đầu tư cổ phiếu của John Maynard Keynes có lẽ cũng không khác chúng ta là mấy.

    tai-sao-nhung-chuyen-gia-kinh-te-lai-that-bai-khi-tham-gia-thi-truong-tai-chinh-2.png

    Sau khi tính toán kĩ lưỡng, vận dụng kiến thức về Kinh tế - Tài chính của mình ông quyết định đầu tư vào đầu những năm thập niên 30. Thực tế chứng minh ông đã đúng khi thương vụ này giúp tài sản của ông lên đến hơn nửa triệu đô tuy nhiên đó mới chỉ là bắt đầu.

    Vì thấy kiếm tiền quá dễ nên ông dành toàn bộ số tiền mình có cộng với việc chơi margin để thực hiện giao dịch tiền tệ nhiều hơn với mong muốn trở nên thật giàu có. Nhưng thực tế không như ông kỳ vọng, John Maynard Keynes gần như đã phá sản vì Cuộc đại suy thoái năm 1937-1938 cộng với việc sử dụng đòn bẩy quá lớn.

    Rất may với danh tiếng lừng lẫy của mình, sách ông viết bán rất chạy nên đã cứu ông thoát khỏi cảnh phá sản hiển hiện ngay trước mắt. Hay như Tiến sĩ Myron Scholes, Robert Merton từng đoạt giải Nobel vì những cống hiến của họ cho nền Kinh tế Thế giới cũng không thoát khỏi cảnh thua lỗ nặng nề khi đầu tư cổ phiếu.

    Thế mới thấy không chỉ anh em chúng ta thua lỗ mà các vị thánh nhân trên đây cũng không thoát khỏi cảnh tương tự dù kiến thức của họ phải thuộc dạng master.
    VẬY NGUYÊN NHÂN NÀO DẪN ĐẾN TÌNH CẢNH TRỚ TRÊU NÀY?

    Giải thích cho điều này, chính Warren Buffett cũng từng đề cập như sau: "Những nhà kinh tế học thường không thành công trên lĩnh vực đầu tư dù rất nhiều nhà đầu tư khác nghe lời họ. Đây là điều tôi vẫn không hiểu được".

    Ngay cả nhà tiên tri xứ Ohama cũng không giải thích chính xác được vậy thì tôi sẽ chỉ nêu quan điểm cá nhân của mình về vấn đề này mà thôi, nếu thiếu xót gì anh em nhớ bổ sung thêm nhé.

    Theo tôi nguyên nhân lớn nhất ở đây đó là tính chất hai công việc khác nhau hoàn toàn cho nên họ không thành công cũng phải thôi. Một nhà kinh tế học, nhiệm vụ của họ là phân tích nền kinh tế của cả một quốc gia, nhỏ hơn là một ngành kinh tề hoặc một công ty nào đó.

    tai-sao-nhung-chuyen-gia-kinh-te-lai-that-bai-khi-tham-gia-thi-truong-tai-chinh-3.jpg

    Tức là họ chỉ giỏi phân tích, nhận định chung về tình hình Kinh tế sẽ như thế nào chứ không hề biết được chính xác thời điểm để đầu tư. Ngược lại, nhà đầu tư giỏi mặc dù không phân tích tốt như chuyên gia Kinh tế nhưng họ nhạy bén trong việc nhận biết cơ hội hơn nhiều.

    Họ biết khi nào nên vào lệnh, khi nào nên chốt lệnh, nên đầu tư khối lượng bao nhiêu thì hợp lý. Ngoài ra thì khả năng quản lý cảm xúc, quản lý rủi ro và vốn của nhà đầu tư chuyên nghiệp cũng tốt hơn.

    Đây là những điều mà một chuyên gia Kinh tế còn thiếu, họ chỉ giỏi phân tích, phân tích và phân tích chứ không hiểu biết sâu rộng như một nhà đầu tư chuyên nghiệp.

    Xem thêm:

    ->> 3 mối hiểm họa mà nhà đầu tư mới nên chú ý khi giao dịch trên thị trường
     
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này