Theo dấu Smart Money: Bí ẩn cấu trúc tích luỹ trong thị trường

Thảo luận trong 'Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán' bắt đầu bởi Hoài An, 14/9/24.

Lượt xem : 1,236

  1. Hoài An

    Hoài An Member

    Tham gia ngày:
    30/8/24
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    13
    Giới tính:
    Nữ
    Xin chào các quý anh chị nhà đầu tư, mình là An. Với mục tiêu giúp quý anh chị củng cố kiến thức, mình sẽ thực hiện một chuỗi bài viết tổng hợp về phương pháp Wyckoff. Bài viết đầu tiên trong series này sẽ tập trung vào Cấu Trúc Tích Lũy (Loại 1). Rất mong nhận được sự quan tâm và ủng hộ từ các anh chị!

    theo-dau-smart-money-bi-an-cau-truc-tich-luy-trong-thi-truong 8.jpg


    1. Cấu trúc tích lũy là gì?

    Cấu trúc tích lũy (Accumulation) là quá trình các tay chơi mạnh đang hấp thụ (mua vào) 1 số lượng khủng cổ phiếu đang trôi nổi trên thị trường, là quá trình chuyển cổ phiếu từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ sang các tay chơi mạnh làm cho giá được đẩy vào xu hướng tăng.


    Trái lại với cấu trúc tích lũy thì còn một dạng cấu trúc được tồn tại song songngược chiều với nó - được gọi là cấu trúc phân phối (distribution) là quá trình chuyển cổ phiếu từ các tay chơi mạnh sang các nhà đầu tư nhỏ lẻ làm cho thị trường hình thành xu hướng giảm.


    Trong giai đoạn tích luỹ, sẽ bao gồm 5 Phase10 Events như hình sau:


    theo-dau-smart-money-bi-an-cau-truc-tich-luy-trong-thi-truong 1.jpg
    Hình: Mô hình các Phase và các Events diễn ra trong giai đoạn tích luỹ (loại 1)

    2. Vậy Phase là gì?

    Phase trong cấu trúc tích lũy là các giai đoạn khác nhau mà thị trường phải trải qua trong quá trình tích luỹ. Mỗi giai đoạn phản ánh sự chuyển động của giá, khối lượng giao dịch của Smart Money khi họ thu gom cổ phiếu và tài sản.

    2.1. Ý nghĩa của mỗi Phase giao dịch là gì?
    (mình sẽ có 1 series làm rõ về vai trò của mỗi sự kiện trong các phase, mời quý anh chị nhà đầu tư cùng đón chờ nhé!)


    theo-dau-smart-money-bi-an-cau-truc-tich-luy-trong-thi-truong 2.png
    Hình minh họa thực tế các Phase. Mã: SSI - khung Week

    • Phase A: Là đánh dấu giai đoạn kết thúc của xu hướng giảm trước đó, lúc này lượng cung vẫn còn mạnh hơn so với lực cầu kèm theo khối lượng lớn (Cung > Cầu). Tuy nhiên, đã có dòng tiền lớn là Smart Money đang đi vào thị trường và nỗ lực chặn lại xu hướng giảm (được thể hiện qua khối lượng giao dịch ở vị thế mua tăng mạnh).

    • Phase B: Đây là giai đoạn hình thành nguyên nhân, nơi quá trình tích lũy bắt đầu khi cổ phiếu được chuyển từ tay các nhà đầu tư nhỏ lẻ sang cho các "anh lớn". Đây chính là lúc quy luật "nguyên nhân - kết quả" được thiết lập, khi mà Smart Money hấp thụ cổ phiếu ở mức giá thấp kèm khối lượng thấp dần với mục tiêu chờ đợi một xu hướng tăng mới.

    • Phase C: Đây là giai đoạn Smart Money thực hiện cú lừa rũ bỏ hay còn được biết đến với tên gọi “Spring", việc đẩy giá xuống là để đảm bảo không còn lượng cung trôi nổi trên thị trường và dẫn dụ các nhà đầu tư bán ra, cũng như chạm vào vùng stoploss của các nhà đầu tư nhỏ lẻ khiến họ bị văng ra khỏi thị trường, từ đó có thể lựa chọn con đường ít kháng cự nhất. Đây thường được gọi là điểm phá vỡ giả, ở đó các tay chơi lớn đã hấp thụ được 1 lượng lớn cổ phiếu để bắt đầu đẩy giá đi theo xu hướng mà họ kỳ vọng.

    • Phase D: Ở giai đoạn này, xuất hiện sự kiện JAC (Jump Across the Creek) - Dấu hiệu mạnh hàm ý thời điểm giá cổ phiếu cuối cùng cũng đã vượt qua được kháng cự, là thời điểm mà Smart Money đã hấp thụ đủ 1 lượng cầu mạnh kèm theo khối lượng lớn, bắt đầu đẩy giá lên. Tuy nhiên, ở đây sẽ có BU (Back-up) điều chỉnh trở lại mức kháng cự để test lại nguồn cung quanh đó để chuẩn bị cho đợt tăng giá mạnh mẽ tiếp theo.

    • Phase E: Đây là giai đoạn giá tăng mạnh như vượt ra khỏi khung giá (Trading Range) một cách mạnh mẽ, quyết liệt, lực cầu và khối lượng mạnh kèm theo sự xuất hiện liên tiếp của SOS (Sign of Strength - Dấu hiệu mạnh) , LPS (Last Point of Support – Điểm hỗ trợ cuối cùng) liên tục tạo ra các đỉnh và đáy cao hơn. Lúc này thị trường đang bước vào giai đoạn tăng quyết liệt.


    3. Vậy các sự kiện đóng vai trò gì trong các Phase?

    theo-dau-smart-money-bi-an-cau-truc-tich-luy-trong-thi-truong 3.png

    3.1. PS (Preliminary Support) - Điểm hỗ trợ ban đầu: đây là giai đoạn các tay chơi lớn tham gia vào thị trường để ngăn chặn xu hướng tiếp tục giảm, họ mua vào 1 lượng cổ phiếu khổng lồ giúp ngăn chặn thị trường không bị mất đà tuột xuống như 1 chiếc xe đạp bị mất phanh. Tuy nhiên, nỗ lực này luôn luôn thất bại, vì xu hướng giảm không thể dừng lại ngay mà phải có nhiều lần nỗ lực ngăn lại trước khi xuất hiện lần chặn thành công.
    • Đặc điểm của PS: khối lượng giao dịch lớn ở 1 vài cây nến nhưng sau đó vẫn Break down.

    theo-dau-smart-money-bi-an-cau-truc-tich-luy-trong-thi-truong 4.png



    3.2. SC (Selling Climax) - Bán cao trào: Tại thời điểm này, hành động bán ra của các nhà đầu tư nhỏ lẻ tháo chạy đang diễn ra 1 cách mạnh mẽ, hành động tập thể của họ làm cho giá giảm xuống đỉnh điểm và chạm vào mức hỗ trợ. Thông thường, đây sẽ là điểm vào lệnh của các Smart Money.
    • Vai trò của SC: Mức giá thấp nhất do sự kiện tạo ra giúp nhà đầu tư xác định được kênh dưới của khung gía (Trading Range).
    • Đặc điểm của SC: Sự kiện này thường đi kèm với khối lượng giao dịch lớn, thân nến dài, giá giảm và tốc độ nhanh hoặc chuỗi nến có khối lượng cao hơn bình thường đi thèm với thân nến hẹp.
    3.3. AR (Automatic Rally) - Hồi phục kỹ thuật: Ở giai đoạn này, lực bán đã giảm và lực mua bắt đầu vào thị trường giúp đẩy giá lên cao. Các anh chị chú ý ở giai đoạn này mức giá cao nhất của con sóng hồi xác định kênh trên của TR (Trading Range).



    3.4. ST (Secondary Test) - Kiểm tra thứ cấp: Đây là giai đoạn thị trường muốn test lại xem cung có còn mạnh mẽ sau sự kiện SC vừa diễn ra hay không. Tuy nhiên tại đây chuyển động giá và khối lượng đã giảm mạnh do thiếu lực thúc đẩy từ các tay chơi lớn.

    • Tuy nhiên, với trường hợp giá phá thủng qua kháng cự SC, các anh chị nhà đầu tư cần phải thật sự cẩn trọng vì có khả năng thị trường chỉ đang tạo ra PS (mức hỗ trợ ban đầu) thôi.


    3.5. UA (Upthrust Action) - Hành động giá Upthrust: Tại đây, sẽ có 1 vài cây nến với khối lượng thấp được đẩy lên cao phá vỡ mức kháng cự do AR tại ra, tuy nhiên, đây là 1 đòn bẩy giá, sau đó nó sẽ quay đầu lại TR và tạo nên 1 cú giảm mạnh xác nhận rằng xu hướng tăng trước đó chỉ là tạm thời.


    theo-dau-smart-money-bi-an-cau-truc-tich-luy-trong-thi-truong 5.png


    3.6. SOW in Phase B (ST dưới dạng SOW) : SOW thường xảy ra sau 1 cú Upthrust không thành công, là 1 cú test lại nguồn cung trôi nổi còn tồn tại trên thị trường, tại đây giá giảm mạnh phá vỡ mức hỗ trợ do SC tạo ra và ngay lập tức quay đầu lại TR.

    • Tuy nhiên, trong giai đoạn này nếu không xuất hiện SOW thì là 1 tín hiệu cho thấy Smart Money đang gấp rút để tích lũy cổ phiếu nên họ sẵn sàng chi trả ở các nguồn cung cao hơn để chuẩn bị cho 1 xu hướng tăng sắp tới.


    3.7. Spring - Cú rũ bỏ: Sự kiện này thường được diễn ra lại phase C, cho phép anh lớn kiểm tra lại nguồn cung trước khi bắt đầu 1 đợt tăng giá. Tại đây, 1 cú shakeouts xảy ra khi giá vượt ra khỏi vùng hỗ trợ do SC tạo ra nhưng cũng nhanh chóng trở về lại TR. Đây là một cú giảm giá mạnh để gây nên tâm lí sợ hãi cho các nhà đầu tư "thiếu thông tin" cũng như chạm vào vùng stoploss khiến nhiều người bị đá ra khỏi thị trường.

    • Các anh chị nhà đầu tư hết sức chú ý quan sát theo dấu chân SM ở giai đoạn này, nếu khối lượng giao dịch thấp tại cú spring này, điều đó báo hiệu rằng nguồn cung đã cạn kiệt báo hiệu cho 1 xu hướng tăng mạnh sắp tới.

    • Trái lại, nếu xuất hiện khối lượng cao bất ngờ, có nghĩa là vẫn còn rất nhiều cung, SM sẽ lựa chọn đi theo con đường ít kháng cự nhất là giảm giá, báo hiệu 1 xu hướng giảm mạnh.

    theo-dau-smart-money-bi-an-cau-truc-tich-luy-trong-thi-truong 6.png


    3.8. SOS (Sign of Strength) hay JAC (Jump Across the Creek) - Dấu hiệu mạnh: Ở giai đoạn tích lũy, giá thường dao động trong một biên độ hẹp, tương tự như một con lạch (creek) được hình thành bởi các mức kháng cự và hỗ trợ. Khi giá vượt qua được vùng kháng cự này và tiếp tục được đẩy lên một cách mạnh mẽ, đó là dấu hiệu cho thấy một xu hướng tăng năng động sắp bắt đầu. SOS, JAC thường đi kèm với khối lượng giao dịch lớn, cho thấy lực cầu đã áp đảo lực cung, dẫn đến sự tăng giá mạnh mẽ.


    3.9. BUEC (Back Up to the Edge of the Creek) - Quay trở lại cạnh Creek: Đây là 1 cú quay trở lại TR để kiểm lực cung trên thị trường, nếu khối lượng giao dịch thấp, thị trường sẽ còn tăng mạnh mẽ, nhưng trái lại nó đi kèm với 1 khối lượng cao sẽ báo hiệu rất có thể thị trường sẽ đảo chiều hoặc yếu đi trong xu hướng tăng.


    3.10. LPS (Last Point of Support) - Điểm hỗ trợ cuối cùng: Trong xu hướng tăng mạnh, ngẫu nhiên sẽ xuất hiện các điểm hỗ trợ làm giá giảm xuống tạo ra đáy sau cao hơn đáy trước nhưng mặc định nó sẽ không giảm thấp hơn những đáy trước, tạo ra LPS.

    • Mặt khác, nó thường xuất hiện ở phase C, 1 cú rũ bỏ (Spring) không vượt qua được mức hỗ trợ sẽ được gọi là LPS hay còn gọi là False Spring/ Shake out, điều này xảy ra khi lực cầu đã rất mạnh, cung không thể áp đảo được.


    Ví dụ minh hoạ trên đồ thị:

    theo-dau-smart-money-bi-an-cau-truc-tich-luy-trong-thi-truong 7.png
    Ví dụ minh hoạ cho giai đoạn tích luỹ. Mã: HPG - khung DAY


    Mong rằng những kiến thức mình chia sẻ ngày hôm nay sẽ giúp ích cho các nhà đầu tư giao dịch thành công trong tương lai.

    Nếu có thắc mắc hoặc góp ý gì, xin mời quý Anh, Chị để lại bình luận hoặc liên hệ qua thông tin mình đính kèm bên dưới.

    Trân trọng!​
    Hoài An
    Zalo/SĐT: 0704431648

     
    Chỉnh sửa cuối: 13/10/24
    Uyen Nguyen and huyhoang261203 like this.
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    Phase B: Bước Ngoặt Quan Trọng Trong Cấu Trúc Tích Lũy Theo Phương Pháp Wyckoff Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 18/9/24
    Muốn giữ được tiền trên thị trường chứng khoán hãy làm theo cách dưới đây Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 27/9/19
    Phương pháp đầu tư cổ phiếu tăng trưởng theo nguyên tắc Zulu - Phân tích sức mạnh tài chính Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 20/8/19
    Phương pháp đầu tư cổ phiếu tăng trưởng theo nguyên tắc Zulu - phân tích một công ty tăng trưởng Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 16/8/19
    Phương pháp đầu tư cổ phiếu tăng trưởng theo nguyên tắc Zulu - Những tiêu chí là cổ phiếu tăng Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 14/8/19

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này