Hỗ trợ và Kháng cự _ Nhốt giá vào trong 1 chiếc hộp

Thảo luận trong 'Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán' bắt đầu bởi Nguyen Lam, 22/6/19.

Lượt xem : 2,545

  1. Nguyen Lam

    Nguyen Lam Guest

    Hỗ trợ và Kháng cự _ Nhốt giá vào trong 1 chiếc hộp.jpg

    Nếu khối lượng và giá được xem là nền tảng, thì Hỗ trợ và Kháng cự được xem là bức tường, sàn nhà hoặc trần nhà. Nói cách khác, nó là cái khung của khối lượng và giá.

    Có lẽ chúng ta thường hay nghe nói rằng phần khó nhất trong giao dịch là quản lý và thoát vị thế. Như đã nói, vào lệnh thì dễ, thoát lệnh mới là vấn đề khó khăn. Và với kĩ thuật phân tích vùng Hỗ trợ và Kháng cự, sẽ giúp chúng ta trong việc xác định hành động giá hiện tại.

    Với phương pháp VPA, chúng ta tập trung vào phương diện " dẫn dắt" của hành động giá trên thị trường và cố gắng phân tích xem thị trường sẽ đi về đâu. Tuy nhiên, Hỗ trợ và Kháng cự lại làm điều này theo 1 cách khác hoàn toàn, là tập trung vào những gì đã xảy ra trước đó, dựa vào lịch sử của hành động giá. Với sự kết hợp này, sẽ cho chúng ta biết khi nào thị trường đang ngưng lại, phá vỡ hoặc đảo chiều, kể cả trong hành động giá ở hiện tại hay trong tương lai.

    Hành động giá chính của thị trường thực chất cũng gói gọn trong 3 xu hướng sau: xu hướng tăng, xu hướng giảm hoặc sideway. Và 70% thời gian là thị trường di chuyển không có xu hướng. Có nhiều lý do thị trường di chuyển không có xu hướng, nhưng cũng gói gọn vào 3 lý do sau:
    • Khi thị trường chuẩn bị phát hành 1 tin tức cơ bản. Thị trường sẽ di chuyển sideway trong 1 biên độ hẹp cho đến khi tin tức được công bố
    • Thị trường di chuyển sideway trong giai đoạn Selling Climax và Buying Climax, khi mà những nhà kho của người trong cuộc được lấp đầy hoặc trống rỗng.
    • Và cuối cùng thị trường di chuyển sideway khi thị trường đi vào vùng giá cũ, nơi những Trader bị kẹt lại trong 1 vị thế thua lỗ.
    Hỗ trợ và Kháng cự _ Nhốt giá vào trong 1 chiếc hộp 2.png

    Như trong hình trên, chúng ta hình dung rằng vùng Hỗ trợ như sàn nhà, và vùng Kháng cự như trần nhà của một ngôi nhà. Bắt đầu từ việc giảm giá, sau đó đảo chiều tăng lên, rồi lại giảm giá lần nữa, trước khi đảo chiều tăng trở lại. Hành động giá này cứ lặp đi lặp lại, tạo thành vùng Hỗ trợ và Kháng cự.

    Cũng giống như trong trò chơi Ping Pong, 1 viên bi bật tưng lên xuống giữa 2 thanh gỗ, từ lần này đến lần khác. Và thị trường cũng tương tự, cũng di chuyển giữa Hỗ trợ và Kháng cự, cho đến 1 lúc nào đó phá vỡ vùng này. Tuy nhiên, trước khi tìm hiểu sâu hơn, có nhiều điểm chúng ta cần làm rõ.

    Như trong hình trên, giá đạt đến 1 điểm cao mới sau 1 xu hướng tăng, nhưng lại không phải là 1 Selling Climax. Vậy điều gì đang diễn ra?

    Đầu tiên, thị trường di chuyển cao hơn, những Buyer vẫn tiếp tục mua theo xu hướng, nhưng sau đó giá đảo chiều và di chuyển thấp hơn. Những Buyer bị kẹt lại ở vùng giá cao, hối hận về hành động của mình. Thị trường tiếp tục di chuyển thấp hơn, nhưng sau đó quay đầu tăng lên lại, và những Buyer lại tiếp tục tham gia vào thị trường, lo sợ sẽ bỏ lỡ cơ hội. Khi thị trường tăng lên đến vùng Kháng cự, những Buyer trong vị thế thua lỗ sẽ bán ra, hi vọng thoát vị thế với 1 khoản lỗ nhỏ nhất. Áp lực bán làm cho thị trường giảm trở lại, và những Buyer tham gia vào thị trường lần thứ hai lại rơi vào vị thế thua lỗ.

    Khi thị trường tiến đến vùng Hỗ trợ, những Buyer lại tham gia vào thị trường, và đưa thị trường trở lại vùng Kháng cự 1 lần nữa, nơi những Buyer tham gia vào thị trường lần thứ 2 đang bị mắc kẹt,hi vọng thoát vị thế với khoản lỗ nhỏ nhất hoặc huề vốn. Hành động giá này cứ lặp đi lặp lại mãi, tạo ra 1 rào cản giá "vô hình" , tạo thành điểm giá cao và thấp trên biểu đồ.

    Những người mua tại vùng Hỗ trợ rất hạnh phúc khi nắm giữ, hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng. Họ mua tại điểm thấp trên biểu đồ, nhìn giá tăng và sau đó đảo chiều giảm lại về điểm hòa vốn.

    Trong thực tế, không có sự kì diệu nào ở những vùng giá này cả. Thực chất chỉ là những điểm " cực độ" của lòng tham và nỗi sợ hãi. Chúng ta cần nhớ rằng, hành động giá được lấp đầy bởi 2 loại cảm xúc. Khi giá tăng cao, tiệm cận vùng Kháng cự, lòng tham sẽ chiếm lấy cảm xúc. Và ngược lại,khi giá giảm, tiệm cận vùng Hỗ trợ, nỗi sợ hãi sẽ chiếm lấy cảm xúc.
    Hỗ trợ và Kháng cự _ Nhốt giá vào trong 1 chiếc hộp 3.png

    Xem thêm:
    Nhìn thấu tâm lý thị trường - Liệu bạn đã biết cách đọc biểu đồ ?

    Những dấu hiệu cuối cùng nhận biết sự thay đổi của thị trường.
     
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    Quản Lý Rủi Ro Và Tâm Lý Trong Giao Dịch Chứng Khoán Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 3/1/25
    Cấu trúc phân phối trong phương pháp Wyckoff Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 17/10/24
    Mối Tương Quan Giữa Chu Kỳ Thị Trường và Chu Kỳ Chứng Khoán: Chìa Khóa Thành Công Trong Đầu Tư Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 7/10/24
    Nắm giữ tỷ trọng cao nhất danh mục "cá mập" Pyn Elite Fund "hô" STB có thể tới 100.000 đồng/cổ phiếu Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 21/6/24
    [Học phân tích cơ bản] Tìm hiểu về vốn lưu động và vai trò khi phân tích doanh nghiệp Kiến thức hay về giao dịch và đầu tư chứng khoán 14/5/19

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này