Nguyên lý sóng Elliott - Một số thủ thuật đếm sóng hữu ích

Thảo luận trong 'Chuyên mục nguyên lý sóng Elliott' bắt đầu bởi Bảo Khánh, 27/8/19.

Lượt xem : 3,463

  1. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,451
    nguyen-ly-song-elliott-mot-so-thu-thuat-dem-song-huu-ich-kakata.png

    Nguyên lý sóng Elliott là một trong những môn học được đánh giá là khá phức tạp. Đây cũng là phương pháp đã khiến cho không ít nhiều chứng sỹ phải nản lòng vì không biết đếm sóng cũng như đếm sóng thất bại.


    Có nhiều lý do để giải thích điều này nhưng tôi nghĩ rằng lý do lớn nhất là họ đã quên đi những quy tắc cũng như chưa nắm được một số mẹo để tuân thủ đúng những quy tắc đó.

    Trong bài viết ngày hôm nay, tôi sẽ chia sẻ với nhà đầu tư một số thủ thuật đếm sóng Elliott hữu ích.

    MỘT SỐ HƯỚNG DẪN (GUIDELINE) CẦN THIẾT

    Hướng dẫn (Guideline) ghi lại những thói quen của thị trường khi nó diễn biến theo quy tắc đã nêu. Lưu ý rằng, hướng dẫn này không phải là quy tắc, nên có thể đúng có thể không (nhưng đa phần là đúng).

    Ngay từ ban đầu, bạn nên xem xét giá hiện tại đang đi theo hướng nào, nếu ngược với xu hướng thì nó có thể đang là xu hướng điều chỉnh. Trong xu hướng tăng, sóng 2 và sóng 4 điều chỉnh đi xuống, sóng 1,3,5 tăng theo xu hướng chính. Trong quá trình điều chỉnh tiếp theo, sóng A và C đi xuống, sóng B lại đi lên. Ngược lại với xu hướng giảm.

    Cần chú ý đến các sóng điều chỉnh. Chúng ta sẽ đánh giá sóng 4 dựa vào sóng 2. Nếu sóng 2 là một sóng điều chỉnh đơn giản, thì có thể sóng 4 sẽ phức tạp, và ngược lại. Nếu sóng 2 điều chỉnh sâu, có thể sóng 4 sẽ điều chỉnh bình thường. Hoặc nếu sóng 2 mất nhiều thời gian để hoàn thành thì sóng 4 có thể xảy ra nhanh hơn.

    nguyen-ly-song-elliott-mot-so-thu-thuat-dem-song-huu-ich-kakata-1.png

    Hướng dẫn thứ hai là đối với các loại sóng điều chỉnh A-B-C. Chúng sẽ thay thế nhau, ví dụ nếu sóng A là sóng Zigzag bình thường thì chúng ta có thể đoán được sóng B sẽ là sóng Flat đảo ngược. Nếu sóng A là sóng Flat thì rất có thể sóng B sẽ là Zigzag. Còn sóng C thì luôn có 5 sóng phụ.

    nguyen-ly-song-elliott-mot-so-thu-thuat-dem-song-huu-ich-kakata-2.png

    Elliott cũng quan sát thấy rằng đỉnh và đáy lớn trong một thời gian dài cũng có sự thay thế nhau. Ví dụ nếu một đáy lớn cách đây vài năm là một sóng B phức tạp, thì khả năng đáy tiếp theo là một đáy bình thường.

    Trên đây là những Hướng dẫn (Guideline) mang tính thói quen, không phải quy tắc bất di bất dịch, do đó bạn không nên quá tin tưởng vào nó nhé.

    MỘT SỐ THỦ THUẬT PHÂN TÍCH SÓNG MỘT CÁCH LOGIC HƠN

    Đếm sóng trên biểu đồ giá cũng giống như giải câu đố, tức là phải có tính logic.

    Khi giải câu đố, chúng ta luôn đặt một câu hỏi: bắt đầu từ đâu? Có rất nhiều mảnh ghép khác nhau, có rất nhiều loại sóng, chúng ta sẽ không biết đâu mà lần. Do đó, điều trước tiên là phải hết sức kiên nhẫn.

    Chúng ta phải luôn luôn tìm kiếm những mẫu hình sóng Elliott không phạm những quy tắc, đồng thời giữ lại những kịch bản bị vi phạm. Chúng ta phải liên tục linh đồng thay đổi kịch bản nếu cần thiết.

    - Có những lúc cấu trúc sóng rõ ràng, có những lúc không, chúng ta phải chấp nhận.

    - Cấu trúc sóng rõ ràng nhất ở các giai đoạn đầu và cuối của mẫu hình Impulse (sóng 1 và sóng 5) và giải đoạn đầu và cuối của hầu hết các mẫu hình điều chỉnh (Sóng A, sóng C của Flat hoặc Zigzag hoặc sóng E của Triangle).

    - Cấu trúc sóng sẽ bớt rõ ràng hơn khi càng gần trung tâm sóng (sóng 3 của Impulse, sóng B của Flat, Zigzag hoặc sóng C của Triangle). Nếu chúng ta không nhìn ra được bất kỳ mẫu hình nào thì mở khung lớn hơn để có cái nhìn rõ hơn.

    - Tìm kiếm những con sóng lớn nhất và nhanh nhất để bắt đầu phân tích, những có con sóng đó nếu thuận xu hướng thì có thể là sóng 1,3,5,A,C,E chứ không thể là 2,4,B,D hoặc X.

    Trên đây là những thủ thuật tôi nghĩ nó sẽ hữu ích cho nhà đầu tư trong việc đếm sóng. Chuyên mục nguyên lý sóng Elliott còn nhiều nội dung khác, anh em đón xem nhé. Happy learning!

    Bảo Khánh - fb.com/baokhanh34
    Xem thêm:

    >> Chuyên mục nguyên lý sóng Elliott
     
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này