Nguyên lý sóng Elliott - sóng Diametric và sóng Symmetrical

Thảo luận trong 'Chuyên mục nguyên lý sóng Elliott' bắt đầu bởi Bảo Khánh, 11/9/19.

Lượt xem : 2,754

  1. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,452
    nguyen-ly-song-elliott-song-diametric-va-song-symmetrical-kakata.jpg

    Trong nguyên lý sóng Elliott, ngoài những mẫu hình sóng thông dụng như Zigzag, sóng Flat, sóng Triangle,... chúng ta vẫn còn chưa khám phá những mẫu hình sóng ít gặp nhưng nó vẫn tồn tại và xuất hiện trong những trường hợp khá đặc.


    Có bao giờ bạn cảm thấy việc đếm sóng khá là khó khăn? Bạn không biết sóng này là sóng gì? Nó khá giống nhưng cũng chẳng giống lắm so với những loại sóng bạn đã từng gặp? Nếu bạn đã từng đặt nghi vấn này thì bài viết hôm nay là dành cho bạn. Tôi sẽ chia sẻ với mọi người về hai loại sóng phức tạp khác mà nếu bạn muốn nghiên cứu sâu về sóng Elliott, bạn buộc phải biết đến nó. Còn nếu chỉ đếm sóng để hỗ trợ cho các phương pháp khác thôi thì bạn đọc tới đây là đủ rồi. Nào, bây giờ chúng ta bắt đầu thôi.

    MẪU HÌNH SÓNG DIAMETRIC

    Nói về sóng Diametric trước tiên phải nói đến Glenn Neely - một chuyên gia về sóng Elliott, người đã cải tiến lý thuyết ban đầu và sáng tạo ra các phiên bản bổ sung để khắc phục những lỗ hổng của lý thuyết nguyên thủy trong một số trường hợp của thị trường không thể giải thích. Nhờ những mẫu hình này mà nhà đầu tư có thể cải thiện khả năng dự đoán sóng Elliott.

    Ông gọi hệ thống mà ông sáng tạo ra là Neowave, và một trong những mẫu hình trong Neowave là sóng Diametric.

    Mẫu hình Diametric là một mẫu hình có 7 con sóng không liên quan đến sóng X. Do đó, thay vì chúng ta đếm sóng giống nhưng những con sóng phức tạp khác là a-b-c-X-a-b-c thì bây giờ chúng ta sẽ đếm là a-b-c-d-e-f-g. Sự khác biệt của sóng Diametric so với những sóng khác là 7 con sóng đều có sự tương đồng về cấu trúc, thời gian và sự phức tạp.

    Mẫu hình Diametric có 2 loại:

    1. Một giai đoạn mở rộng bao gồm bao gồm 4 con sóng a-b-c-d và giai đoạn thu hẹp bao gồm 3 con sóng e-f-g. Nếu tinh ý, bạn có thể đoán ra ngay đây chính là mô hình Diamond (mô hình kim cương) mà chúng ta vẫn thường sử dụng đấy.

    nguyen-ly-song-elliott-song-diametric-va-song-symmetrical-kakata-2.png

    2. Loại thứ hai ngược so loại 1, tức là 4 con sóng đầu tiên a-b-c-d thu hẹp sau đó sẽ mở rộng ở các con sóng e-f-g.

    nguyen-ly-song-elliott-song-diametric-va-song-symmetrical-kakata-3.png

    Hành động giá sau khi kết thúc sóng Diamtric không phụ thuộc vào bản thân con sóng đó (giống như các mẫu hình khác) mà nó dựa trên các mẫu hình lớn hơn. Ví dụ Diametric kết thúc sóng A của sóng Flat hay Triangle lớn hơn, hoặc nó là sóng 2, sóng 4 hay sóng X,...

    Thay vì mua bán trong sóng Diametric, chúng ta nên chờ nó kết thúc, tức là sóng G kết thúc. Con sóng sau sóng G sẽ chạy rất nhanh và mạnh hơn bất kỳ con sóng nào trong Diametric. Do đó, nếu kết thúc Diametric, giá chạy nhanh và mạnh thì tức là Diametric đã hoàn thành xong một sóng điều chỉnh. Còn nếu như sau sóng G mà giá vẫn chưa tăng tốc thì có nghĩa là thị trường đang bước vào sóng X, và sự điều chỉnh vẫn còn tiếp tục.

    MẪU HÌNH SÓNG SYMMETRICAL

    Cũng giống như sóng Diametric, sóng Symmetrical là một dạng sóng không có sóng X, và hình thành dưới dạng 9 sóng a-b-c-d-e-f-g-h-i. Điểm duy nhất để nhận dạng sóng Symmetrical là các con sóng đều tương đồng nhau về giá cả, thời gian và độ phức tạp trên mọi phân đoạn sóng. Trong mẫu hình sóng Flat hay Zigzags sẽ có sự khác biệt về thời gian và độ phức tạp rõ ràng ở sóng a, b và c. Trong sóng Triangle thì độ lớn của các con sóng giảm dần. Còn trong sóng Diametric thì các con sóng giống nhau về thời gian và độ phức tạp nhưng độ lớn con sóng thì vẫn khác nhau. Nhưng với Symmetrical thì tất cả đều giống nhau.

    Sau đây để tóm tắt lại cách nhận dạng của các con sóng, tôi sẽ cung cấp cho các bạn bảng thống kê dưới đây:

    nguyen-ly-song-elliott-song-diametric-va-song-symmetrical-kakata-1.png

    Lưu ý rằng, những mẫu hình tôi vừa giới thiệu không phải lúc nào cũng gặp. Do đó, tôi khuyên anh em chỉ nên sử dụng những mẫu hình này trong trường hợp không thể giải thích nổi bằng các lý thuyết mà anh em đã từng học về sóng Elliott. Happy learning!

    Bảo Khánh - fb.com/baokhanh34
    Xem thêm:

    >> Chuyên mục nguyên lý sóng Elliott
     
  2. Đang tải...


  3. Cybertron

    Cybertron Moderator

    Tham gia ngày:
    17/11/18
    Bài viết:
    1,129
    Đã được thích:
    1,156
    Giới tính:
    Nam
    Cái Elliott Theory's derivative của Glenn Neely này rất đáng để nghiên cứu. Mất 30K giờ lao động nghiên cứu miệt mài của ổng mới ra được cái phần extension này. Rất nhiều cây đại thụ trong làng EWP như Wayne Gorman, Robert Miner ... đều công nhận market chỉ tuân theo EWP khoảng 70% of time, thời gian còn lại nó đi lung tung xà ngầu. Ông Neely đã phân loại được thêm chừng 15% nữa. Hy vọng @Bảo Khánh bỏ ra thêm 30K giờ nữa làm nốt cái 15% còn lại cho anh em nhờ. :D
     
    Bảo Khánh thích bài này.
  4. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,452
    Chắc anh ghi thiếu con số 0. Chứ cỡ em phải là 300k giờ mới đúng. 270k kia là để học 85% of the time. :D
     
    Cybertron thích bài này.
  5. hungboss1

    hungboss1 Guest

    Các bác làm chuyên mục giới thiệu các tựa sách Elliott từ cơ bản đến nâng cao cho anh em tìm đọc thêm được không? Càng tìm hiểu càng mê nhưng đọc bừa thì cũng mất kha khá thời gian. Anh em đi trước recommend giúp nhé.
     
    Bảo Khánh thích bài này.
  6. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,452
    Bác @hungboss1 cũng biết về Elliott mà, quan tâm đến mấy cái cơ bản chi nữa. o_O
     
    hungboss1 thích bài này.
  7. hungboss1

    hungboss1 Guest

    Thì em mới đọc được cơ bản thôi nên muốn tìm hiểu thêm :))
     

Lượt bình luận : 5

Chia sẻ trang này