Ngành gỗ với chiến tranh thương mại: Cơ hội chưa rõ ràng nhưng thách thức lớn trước mắt

Thảo luận trong 'Phân tích ngành kinh doanh' bắt đầu bởi Nguyễn Khánh Ngọc, 15/12/18.

Lượt xem : 2,828

  1. Nguyễn Khánh Ngọc

    Nguyễn Khánh Ngọc Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    28/10/18
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    20
    Giới tính:
    Nam
    nganh-go-voi-chien-tranh-thuong-mai-co-hoi-chua-ro-rang-nhung-thach-thuc-lon-truoc-mat.png

    Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung tưởng chừng là cơ hội nhưng khi phân tích kỹ càng thì rủi ro lại nhiều hay ít nhất là cơ hội không lớn so với nhận định trước đó. Trong khi đó, việc tuân thủ Hiệp định FLEGT được xem như là một thách thức lớn thì xét trên toàn diện lại chính là một cơ hội tốt cho ngành gỗ Việt Nam.


    Cũng như các ngành sản xuất khác trong nước, ngành gỗ cũng đang đứng trước bước ngoặt lớn với nhiều cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. Đó là chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và hai Hiệp định CPTPP và EVFTA.

    Vấn đề đặt ra là cơ hội mà ngành gỗ Việt Nam nhận được từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung liệu có thật sự lớn, lâu dài và bền vững hay không khi mà diễn biến của cuộc chiến này thật sự rất khó đoán.

    Chiến tranh thương mại: cơ hội chưa rõ ràng nhưng thách thức lớn trước mắt

    Hiện tại, Việt Nam đang ở vị trí thứ nhất Đông Nam Á, vị trí thứ hai Châu Á và thứ năm trên thế giới về xuất khẩu đồ gỗ.

    Theo nhận định của các chuyên gia và doanh nghiệp ngành gỗ, trong những tháng cuối năm nay nhờ vào nhu cầu ổn định từ các thị trường thì hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam vẫn có sự tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, ngành gỗ nước ta sẽ bị tác động đáng kể từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung do thị trường xuất khẩu gỗ quan trọng của Việt Nam nằm ở cả Mỹ và Trung Quốc.

    Trong hoạt động xuất khẩu gỗ cao su, số liệu thống kê cho thấy xuất khẩu chủ lực vẫn là các sản phẩm thô với xuất khẩu cao su thiên nhiên trên 80% trong tổng sản lượng xuất khẩu của ngành gỗ. Trong khi đó, các sản phẩm chế biến lại chiếm tỷ lệ thấp hơn rất nhiều chỉ khoảng 17-18%. Như vậy, lợi nhuận trong xuất khẩu gỗ cao su bị ảnh hưởng rất nhiều từ việc này.

    Cố vấn cao cấp của tổ chức Forest Trends đồng thời là chuyên gia về lâm nghiệp và thương mại gỗ - TS. Tô Xuân Phúc cho rằng có vẻ các doanh nghiệp gỗ Việt Nam chưa chú trọng đến việc chế biến và xuất khẩu gỗ cao su. Trong khi đó, ở các doanh nghiệp FDI thì hoạt động này mang lại giá trị gia tăng cao nhất.

    Cũng theo số liệu thống kê của Forest Trends có sự sụt giảm rất đáng kể về sản lượng gỗ xẻ Việt Nam xuất sang Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm 2018 chỉ 88.800 m3, so với cùng kỳ năm trước là 178.200 m3 thì thấp hơn rất nhiều. Đáng lưu ý là sản lượng xuất khẩu gỗ cao su xẻ sang thị trường này chỉ tương đương với hơn 1% của năm 2017, ở mức rất thấp là 2.500 m3.

    Giải thích nguyên nhân của việc này, theo phân tích của chuyên gia Forest Trends là do trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung thì các mặt hàng gỗ nằm trong danh sách hàng nhập khẩu của Trung Quốc bị Mỹ đánh thuế suất 10-25%. Do đó với mức thuế này các doanh nghiệp chế biến gỗ Trung Quốc sẽ gặp khó khăn và hạn chế trong việc xuất khẩu sang thị trường này.

    Tuy nhiên, điều này có thể mang đến cơ hội cho Việt Nam do Mỹ nhập khẩu gần 50% trị giá đồ nội thất bằng gỗ từ Trung Quốc và với thuế suất mới Mỹ sẽ giảm bớt nhập khẩu sản phẩm từ nước này.

    Và như vậy, Mỹ sẽ chuyển hướng sang các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, đây chính là cơ hội cho ngành nội thất bằng gỗ của nước ta. Thực tế từ các doanh nghiệp cho thấy đang xu hướng tăng lên của các đơn hàng xuất khẩu sang Mỹ và số lượng các nhà nhập khẩu Mỹ tìm đến các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng tăng.

    Nhưng rủi ro cũng như một thách thức lớn là Mỹ sẽ áp Đạo luật chống lẩn tránh thuế nếu theo dõi và điều tra ra doanh nghiệp Việt Nam "tiếp tay" với các sản phẩm gỗ từ Trung Quốc. Khi đó Mỹ sẽ không ngần ngại áp lên mức thuế suất tăng từ 10% trở lên cho toàn bộ các sản phẩm gỗ Việt Nam. Như vậy, đòi hỏi phải có ý thức sâu sắc của các doanh nghiệp gỗ trong nước để không đi vào vết xe đổ của ngành thép.

    Nếu trường hợp này xảy ra thì đây là thiệt hại rất nghiêm trọng vì Mỹ là thị trường xuất khẩu các sản phẩm gỗ chế biến lớn nhất của nước ta và có tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản chiếm đến 42,7% (thống kê năm 2017).

    Các doanh nghiệp Trung Quốc để tránh ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sẽ dịch chuyển đầu tư vào ngành chế biến gỗ Việt Nam và khả năng sẽ tác động xấu đến ngành gỗ nước ta như đã xảy ra trong ngành thép.
    Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cũng đã nhấn mạnh để đánh giá cuộc chiến thương mại này là cơ hội lớn cho ngành gỗ Việt Nam thì vẫn còn quá sớm. Đặc biệt là việc dịch chuyển đầu tư và đặt hàng chỉ để có được nhãn "Xuất xứ từ Việt Nam" nhằm né đòn thuế từ Mỹ thì ngành gỗ nước ta sẽ bị liên lụy trong Đạo luật chống lẩn tránh thuế từ Mỹ.

    Bộ Công thương cũng có thông tin về việc Hải quan Hoa Kỳ đang khởi xướng điều tra dấu hiệu lẩn tránh thuế của một số doanh nghiệp xuất khẩu ván Việt Nam. Đồng thời Bộ Công thương cũng đang theo dõi và kiểm tra vụ việc, sẽ có biện pháp xử lý nghiêm khi phát hiện.

    Lợi thế lớn từ Hiệp định EVFTA và CPTPP với thuế suất 0%

    Trong năm 2019, nếu 2 Hiệp định thương mại này có hiệu lực thi hành ngành gỗ nước ta sẽ có những chuyển biến lớn.

    Đối với Hiệp định CPTPP, khi có hiệu lực vào ngày 14/01/2019 thì Mexico, Canada và Peru sẽ là thị trường mới của nước ta.
    Tại thị trường Canada, trong năm 2017 Việt Nam xuất khẩu trên 129 triệu USD và 10 tháng đầu năm nay là 131 triệu USD, dự kiến cả năm 2018 đạt 140 triệu USD.

    Với Hiệp định CPTPP thì các sản phẩm gỗ như: Ván sàn, gỗ thanh sẽ được xóa bỏ mức thuế nhập khẩu 3,5%. Ván dán, ván ghép, khung tranh, khung cửa và nhất là đồ nội thất được xóa bỏ các mức thuế 6%-9,5%. Hàng thủ công mỹ nghệ cũng được xóa bỏ mức thuế nhập khẩu 7%. Như vậy các sản phẩm này của Việt Nam đều nhận được mức thuế suất 0% khi nhập khẩu vào Canada.

    Tại thị trường Mexico do thuế nhập khẩu khá cao từ 10-15% nên hiện giờ đây chưa phải là thị trường xuất khẩu đồ gỗ lớn của nước ta. Nhưng với CPTPP, các sản phẩm như ván dán, ván thanh, gỗ sàn, đồ nội thất và ngoại thất của Việt Nam nhập vào nước này sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu với lộ trình đến 10 năm và khi thuế suất giảm dần đến 0% theo lộ trình thì cơ hội sẽ lớn dần theo thời gian. Và đây được xem là cơ hội cho Việt Nam tiếp cận thị trường này.

    Đối với Hiệp định EVFTA, theo kế hoạch thì có khả năng chính thức được ký kết vào nửa đầu năm sau. Đối với ngành gỗ của nước ta thì đây là một tin vui rất lớn vì EU là một thị trường xuất khẩu gỗ quan trọng của Việt Nam.

    Thị trường nhập khẩu gỗ EU có dư lượng 80-90 tỷ USD. Trong năm 2017, Việt Nam xuất khẩu gỗ sang thị trường này đạt 750 triệu USD, tính ra chưa tới 1% thị trường này và đây là nguồn tiềm năng rất lớn khi Hiệp định EVFTA được thi hành. Đối với các sản phẩm như ván dán, ván găm hiện có thuế suất là 7% thì sẽ có mức 0% sau 5 năm. Còn với gỗ thanh đang có mức thuế là 3-4% và đồ gỗ dùng cho nhà bếp mức thuế là 2% sẽ được xóa bỏ ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực.

    Tuy nhiên, Hiệp định EVFTA chưa phải là vấn đề đặt lên hàng đầu. Đối với thị trường EU và thậm chí cả ở Mỹ, Nhật thì họ rất chú trọng về phát triển rừng và đưa ra những tiêu chuẩn rất cao về nguồn gốc hợp pháp của nguyên liệu gỗ.

    Điều này yêu cầu Việt Nam phải tuân thủ chặt chẽ Hiệp định FLEGT kiểm soát nguồn gốc gỗ đã ký vào tháng 10/2018 với EU. Khi thực hiện tốt FLEGT thì cơ hội rất lớn cho ta ở thị trường EU lẫn Hoa Kỳ và Nhật Bản. Ông Hà Công Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã khẳng định nước ta sẽ không bán được gỗ cho một thị trường nào nữa nếu nguồn gỗ nguyên liệu hợp pháp không được quản lý tốt. Nếu chỉ có riêng vài doanh nghiệp "con sâu làm rầu nồi canh" nhập lậu hay khai thác trộm chỉ vài mét khối gỗ thôi thì sẽ ảnh hưởng rất ghê gớm cho cả ngành gỗ trong nước.

    Theo lời của Thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Trần Quốc Khánh thì cơ hội và rủi ro luôn song hành trong kinh doanh. Như cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung tưởng chừng là cơ hội nhưng khi phân tích kỹ càng thì rủi ro lại nhiều hay ít nhất là cơ hội không lớn so với nhận định trước đó. Trong khi đó, việc tuân thủ Hiệp định FLEGT được xem như là một thách thức lớn thì xét trên toàn diện lại chính là một cơ hội.

    Bởi vì khi ngành chế biến gỗ đáp ứng được nguyên tắc xuất xứ Việt Nam và yêu cầu về bảo vệ môi trường, không chấp nhận gỗ bất hợp pháp, loại bỏ các hành vi lẩn tránh thì ngành gỗ nước ta sẽ có sự phát triển mạnh mẽ, bền vững trong dài hạn mà không phải quá quan tâm đến hiệu lực của EVFTA và cuộc chiến thương mại sẽ diễn ra như thế nào.

    Xem thêm:

    >> Những thách thức đối với ngành dầu khí Việt Nam
     
  2. Đang tải...


  3. thagnhok381z

    thagnhok381z Guest

    oke vấn đề hay đó bác , hóng hóng!!!!
     
  4. Nguyễn Khánh Ngọc

    Nguyễn Khánh Ngọc Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    28/10/18
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    20
    Giới tính:
    Nam
    Cám ơn bác nhiều. Mình rất đồng tình với những nhận định của các vị trên.
     
    Nguyễn Khánh Ngọc, via a mobile device, 23/12/18
    #3

Lượt bình luận : 2

Chia sẻ trang này