Thị trường chứng khoán năm 2019 sẽ không nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ môi trường kinh tế vĩ mô

Thảo luận trong 'Tin tức kinh tế - xã hội' bắt đầu bởi Nguyễn Khánh Ngọc, 20/11/18.

Lượt xem : 2,470

  1. Nguyễn Khánh Ngọc

    Nguyễn Khánh Ngọc Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    28/10/18
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    20
    Giới tính:
    Nam
    thi-truong-chung-khoan-2019-se-khong-nhan-duoc-su-ho-tro-manh-me-tu-moi-truong-kinh-te-vi-mo-1.jpg

    Theo MBS nhận định thì trong năm 2019 thị trường chứng khoán sẽ không nhận được sự hỗ trợ mạnh từ môi trường kinh tế vĩ mô như trong năm nay. Nhưng cơ bản thì vào năm sau nền kinh tế vĩ mô vẫn có sự ổn định và trong tầm kiểm soát đồng thời mức độ tác động lên thị trường chứng khoán là trung tính.


    Theo báo cáo của công ty Chứng khoán MBS về phát triển kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán Việt Nam thì trong năm 2019 nền kinh tế nước ta tương đối ổn định dù không phát triển tốt như năm nay. Tăng trưởng kinh tế năm 2018 dựa vào ba động lực chính sau đây:

    - Thứ nhất khu vực kinh tế nhà nước kém hiệu quả đang dần nhường chỗ cho khu vực kinh tế tư nhân năng động và hiệu quả hiện chiếm 42% tổng đầu tư toàn xã hội.

    - Tiếp theo là môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh được cải thiện nhờ vào nền hành chính được đẩy mạnh cải cách cũng như môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện nhờ vào việc cắt bỏ 50% điều kiện kinh doanh. Đây được xem là yếu tố thúc đẩy cho sự tăng trưởng năm 2019.

    - Sau cùng là chính sách tiền tệ tín dụng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước với quan điểm duy trì ổn định và hợp lý tổng cung tín dụng giảm nguy cơ bong bóng tài sản xảy ra. Đồng thời tỷ lệ chi đầu tư được tăng lên và tỷ lệ chi thường xuyên được giảm xuống.

    MBS đánh giá, xét về tổng thể năm 2019 nền kinh tế nước ta vẫn trong chu kỳ tăng trưởng đi lên nhưng các biến số vĩ mô thì không bằng năm nay.

    Dự báo mức GDP năm 2019 khó có khả năng vượt qua GDP năm 2018

    thi-truong-chung-khoan-2019-se-khong-nhan-duoc-su-ho-tro-manh-me-tu-moi-truong-kinh-te-vi-mo-3.png
    Theo dự kiến của MBS thì GDP 2019 sẽ ở mức 6,7% thấp hơn so với GDP năm nay.

    Thứ nhất là vì dư nợ tín dụng/GDP đã lên tới mức 130% cùng với áp lực phải ổn định lạm phát và tỷ giá nên trong vấn đề cung ứng tín dụng Ngân hàng Nhà nước sẽ phải thận trọng hơn.

    Dự kiến tăng trưởng tín dụng 2019 là 15% thấp hơn năm 2018 với mức dưới 17%. Năm 2019 tổng vốn đầu tư phát triển xã hội sẽ tăng 7,7% đạt khoảng 2.036 tỷ và bằng 33% GDP sẽ thấp hơn so với mức 34,1% của năm 2018.

    Thứ hai triển vọng tăng trưởng kinh tế của hai quốc gia Mỹ và Trung Quốc bị giảm xuống do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại, dẫn đến giảm nhu cầu nhập khẩu hàng hóa. Điều này sẽ gây khó khăn rất lớn cho tình hình xuất khẩu của Việt Nam vì đây là hai thị trường xuất khẩu chủ lực của nước ta với kim ngạch xuất khẩu trong năm 2017 đối với Mỹ là 41,61 tỷ USD và Trung Quốc là 16 tỷ USD.

    Hiện tại đồng USD đang tăng giá trị trong khi tỷ giá của Việt Nam vẫn neo vào USD. Về mức độ giảm giá so với USD thì VNĐ có mức độ giảm giá thấp hơn đồng tiền của Thái Lan, Philipin, Indonesia (tức là đồng tiền các nước này giảm mạnh hơn của Việt Nam). Như thế chi phí sản xuất kinh doanh của Việt Nam sẽ cao hơn làm giảm sức cạnh tranh.

    Thị trường chứng khoán năm 2019 sẽ không nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ nền kinh tế vĩ mô như năm 2018

    Trong năm 2019, FED sẽ tiếp tục duy trì bình thường hóa lãi suất đến hết năm. Cuối năm nay, gói nới lỏng định lượng của EU sẽ được chấm dứt và giữa năm 2019 sẽ tiến hành nâng lãi suất. Hai yếu tố trên sẽ làm ngưng việc đổ dòng tiền rẻ vào các thị trường tài sản thế giới, làm tăng cao áp lực tăng lãi suất trên toàn cầu.

    Khi USD và Euro tăng giá sẽ làm tăng sức ép lên các nền kinh tế mới nổi trong đó có Việt Nam. Khi đó để bảo vệ đồng tiền trong nước, ngân hàng trung ương của các nước sẽ phải tăng lãi suất.

    Như vậy thị trường chứng khoán thế giới sẽ phải qua một quá trình định giá lại và sẽ giảm mức P/E (một phần giai đoạn này đã diễn ra trong năm nay và năm sau vẫn sẽ tiếp diễn). Vì vậy trong năm 2019 sẽ khó có cơ hội cải thiện về mặt định giá cho thị trường chứng khoán thế giới lẫn Việt Nam.


    thi-truong-chung-khoan-2019-se-khong-nhan-duoc-su-ho-tro-manh-me-tu-moi-truong-kinh-te-vi-mo-4.png

    Tình hình lạm phát trong nước là yếu tố vĩ mô cần quan tâm và lo lắng. Chỉ số lạm phát hai năm nay được kềm giữ dưới ngưỡng 4% đã tạo thuận lợi cho thị trường chứng khoán nhưng trong năm sau lạm phát có thể sẽ vượt mức 4%. Ở mức lạm phát này sẽ gây sức ép tăng lãi suất cộng với chính sách tiền tệ thận trọng hơn nên năm 2019 dòng tiền khó có thể dồi dào để đổ vào thị trường chứng khoán như năm nay. Đồng thời mức mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ giảm do e ngại việc tỷ giá bất ổn từ áp lực lạm phát.

    Do đó có thể xem tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp sẽ là yếu tố chủ yếu tác động đến khả năng tăng trưởng của thị trường chứng khoán năm 2019.

    Theo MBS nhận định thì trong năm 2019 thị trường chứng khoán sẽ không nhận được sự hỗ trợ mạnh từ môi trường kinh tế vĩ mô như trong năm nay. Trong năm 2019, môi trường kinh tế vĩ mô vẫn có sự ổn định và trong tầm kiểm soát đồng thời mức độ tác động lên thị trường chứng khoán là trung tính.


    Xem thêm:

    >> Thị trường bất động sản trầm lắng, doanh nghiệp niêm yết ăn nên làm ra
     
  2. Đang tải...


  3. minhanh4klv

    minhanh4klv Guest

    oke bài rất hay đó top , triệu like hha hhha ....
     
    Nguyễn Khánh Ngọc thích bài này.
  4. huyvu1321

    huyvu1321 Guest

    up bai
     
  5. nguobdhunyen

    nguobdhunyen New Member

    Tham gia ngày:
    19/3/23
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Phần mềm quản lý chăm sóc khách hàng là một công cụ không thể thiếu cho bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tăng cường tương tác và quan tâm đến khách hàng. Với sự phát triển của công nghệ, phần mềm quản lý chăm sóc khách hàng đã trở nên phổ biến và đa dạng, giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và tăng tính hiệu quả trong việc quản lý và chăm sóc khách hàng.

    Cùng tìm hiểu Phần mềm quản lý CRM

    Nguồn: https://mepop.net/
     

Lượt bình luận : 3

Chia sẻ trang này