Nguyên lý sóng Elliott - sự mở rộng của ba con sóng đẩy

Thảo luận trong 'Chuyên mục nguyên lý sóng Elliott' bắt đầu bởi Bảo Khánh, 17/9/19.

Lượt xem : 17,047

  1. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày:
    23/10/18
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    1,452
    nguyen-ly-song-elliott-su-mo-rong-cua-ba-con-song-day-kakata.png
    Xin chào anh em, tôi quay lại với chuỗi bài viết về sóng Elliott đây. Trong thời gian qua, Kakata đã chia sẻ với anh em vài chục bài viết trong chuyên mục nguyên lý sóng Elliott. Anh em có thể tìm đọc thêm để củng cố lý thuyết sóng cho mình nhé.


    Thực sự mà nói lý thuyết sóng Elliott là một môn học bao la rộng lớn tưởng chừng như vô hạn. Phần hiểu biết của chúng ta có chăng chỉ là bề nổi trong một tảng băng kiến thức đang trôi giữa đại dương. Chính vì lý do đó, nên chúng ta càng cần phải trau dồi kiến thức về sóng Elliott nhiều hơn nữa. Quay trở lại nội dung ngày hôm nay, tôi đã nói rất nhiều về ba con sóng đẩy 1, sóng đẩy 3 và sóng đẩy 5 tại các bài viết sau:

    >> Nguyên lý sóng Elliott - cách phân tích sóng 1 - con sóng khởi đầu của mọi thị trường

    >> Nguyên lý sóng Elliott - phương pháp giao dịch sóng 3 - kỳ quan của thế giới tài chính

    >> Nguyên lý sóng Elliott - sóng 5 - tín hiệu của sự đảo chiều xu hướng


    Tuy nhiên, thực sự thiếu sót khi không nói đến khái niệm mở rộng của các con sóng đẩy vì đây mới chính là phần cốt lõi của bộ 5 sóng đẩy này.

    nguyen-ly-song-elliott-su-mo-rong-cua-ba-con-song-day-kakata-1.png
    Bốn loại sóng mở rộng

    Sóng mở rộng là gì? Thông thường 1 trong 3 con sóng sẽ có một con sóng mở rộng và có độ lớn gấp nhiều lần so với 2 con sóng còn lại. Làm sao để biết sóng 1 mở rộng. Để biết được chúng ta phải nhìn vào diễn biến của từng con sóng nhỏ trong sóng 1 đó.

    Giả sử sóng nhỏ 3 trong sóng 1 kéo dài hơn 161.8% sóng nhỏ 1 thì chúng ta có quyền nghi ngờ sóng 1 mở rộng. Giả sử sóng 3 có tỷ lệ bình thường thì sau khi kết thúc sóng nhỏ 4, bạn kẻ một kênh giá nối đáy sóng 2 và sóng 4, vẽ một đường song song đi qua đỉnh sóng 3. Như vậy nếu sóng nhỏ 5 vượt ra khỏi kênh giá này thì có nghĩa là sóng 1 đã được kéo dài và mở rộng !

    Khi sóng 1 mở rộng, tổng độ dài của sóng 3 và sóng 5 thường bằng 61.8% - 78.6% sóng 1.

    Vậy khi nào sóng 3 mở rộng. Thường thì sóng 3 là sóng mở rộng nên khá dễ dự đoán. Theo thống kê thì 90% thời gian mở rộng là rơi vào sóng 3. Nếu sóng 2 chỉ hồi 38.2% hoặc ít hơn so với sóng 1 (nghĩa là sóng điều chỉnh ngắn một cách bất thường) thì khả năng cao sóng 3 là sóng mở rộng.

    Khi sóng 3 mở rộng, mục tiêu sóng 5 được tính theo hai cách: hoặc sóng 5 bằng với sóng 1 hoặc sóng 5 chỉ bằng 61.8% độ dài của sóng 1 và sóng 3 cộng lại. Ngoài ra, sóng 4 sẽ có xu hướng điều chỉnh về sóng nhỏ 4 của sóng 3 mở rộng.

    Tương với sóng 5, nếu sóng 1 bình thường, sóng 4 ngắn bất thường thì sóng 5 là sóng mở rộng. Một điều lưu ý nữa là nếu bạn thấy sóng 1 và sóng 3 bình thường và có vẻ như bằng nhau thì rất có thể sóng 5 là sóng mở rộng.

    Khi sóng 5 mở rộng, nó thường bằng 161.8% sóng 1 hoặc sóng 3.

    Dưới đây là tỷ lệ của các con sóng khi có sự mở rộng:

    nguyen-ly-song-elliott-su-mo-rong-cua-ba-con-song-day-kakata-2.png
    Thỉnh thoảng, bạn sẽ thấy có tới 2 con sóng mở rộng trong một chuỗi 5 sóng. Nhưng nếu bạn thấy điều đó xảy ra thì bạn có thể đoán trước được rằng sau khi sóng 5 kết thúc, con sóng điều chỉnh tiếp theo sẽ cực mạnh.

    Đó là một số thói quen của thị trường khi xuất hiện các con sóng mở rộng. Còn bây giờ là các quy tắc quan trọng liên quan đến khái niệm mở rộng của bộ ba sóng đẩy Elliott:

    + Nếu sóng 5 mở rộng thì sóng 3 cần phải dài hơn sóng 1

    + Nếu sóng 1 mở rộng thì sóng 5 phải ngắn hơn sóng 3

    + Nếu sóng 3 mở rộng thì mục tiêu sóng 5 được tính theo hai cách: hoặc sóng 5 bằng với sóng 1 hoặc sóng 5 chỉ bằng 61.8% độ dài của sóng 1 và sóng 3 cộng lại.

    + Sóng đẩy có ít nhất một con sóng mở rộng phải có ít nhất 9 con sóng và tăng lên đến 13-17 con sóng nhỏ bên trong.

    Dưới đây hình minh họa của 13 con sóng nhỏ:

    nguyen-ly-song-elliott-su-mo-rong-cua-ba-con-song-day-kakata-3.png

    Như vậy tôi đã chia sẻ xong nội dung về sự mở rộng của 3 con sóng đẩy. Nếu có thời gian tôi sẽ phân tích kỹ hơn sự mở rộng của từng con sóng. Anh em đón xem nhé. Happy learning!


    Bảo Khánh - fb.com/baokhanh34
    Xem thêm:

    >> Chuyên mục nguyên lý sóng Elliott
     
    Nam Cham and nhim2002 like this.
  2. Đang tải...


Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này