Hướng dẫn kết hợp RSI và Supply - Demand cho người mới

Thảo luận trong 'Phân tích theo indicator và các phương pháp khác' bắt đầu bởi Tô Đình Văn, 15/12/18.

Lượt xem : 4,128

  1. Tô Đình Văn

    Tô Đình Văn Chứng Sỹ Đại Hiệp

    Tham gia ngày:
    28/10/18
    Bài viết:
    663
    Đã được thích:
    402
    Giới tính:
    Nam
    huong-dan-ket-hop-rsi-va-supply-demand-cho-nguoi-moi-1.jpg

    Xin chào các bạn đến hẹn chúng ta lại tiếp tục chủ để về RSI, hôm nay như lời hứa hôm nay tôi sẽ viết bài về cách ứng dụng RSI với vùng Supply/Demand.

    Tóm tắt lại bài trước, tôi đã chia sẻ cho các bạn, tôi đã chia sẻ các bạn cách dùng RSI để xác định xu hướng dựa vào 2 mốc 40 và 60 kết hợp với hỗ trợ kháng cự. Ai chưa xem bài trước thì tham khảo ở đường link này:


    >> Hướng dẫn phối hợp RSI với hỗ trợ - kháng cự

    RSI là một indicator rất có giá trị. Không phải ngẫu nhiên mà xếp ngang hàng với các công cụ kinh điển khác như MA, MACD, Bollinger Bands, Stochastic...mà khi nhắc đến phân tích kỹ thuật ai cũng biết. RSI là một công cụ chỉ báo mà các nhà đầu tư mới vào nghề cũng phải được tiếp xúc bởi sự đa dạng phong phú trong cách dùng. Tuy nhiên trước khi vào chủ đề chính tôi vẫn khuyên các bạn nhất là các nhà đầu tư mới vào nghề, tuyệt đối không sử dụng indicator nào một mình, sẽ rất khôn ngoan nếu kết hợp mọi thứ hài hòa và đúng lúc.

    Bây giờ vào chủ đề chính. Trong xu hướng tăng, chúng ta chỉ mua cổ phiếu và mua, giá sẽ vượt các vùng Supply và đi mạnh hơn, ngược lại trong xu hướng giảm chúng ta phải bán ra cổ phiếu hoặc Short Sell đối với phái sinh, giá sẽ vượt xuống các vùng Demand và di chuyển xuống mức thấp hơn. Đó là xu hướng, mà xác định xu hướng như thế nào thì tôi đã viết rất nhiều về chủ đề này.

    Vậy khi thị trường có xu hướng, chúng ta mua ở điểm nào ? Mấu chốt nằm ở vùng Pullback (giá giảm nhẹ trong xu hướng tăng và tăng nhẹ trong xu hướng giảm) và giá chạm vào các vùng Supply / Demand ngắn hạn và đặt lệnh tại đó. Vùng Supply Demand sẽ đóng vai trò như vùng cản giá lại.

    Nhưng vấn đề của các nhà đầu tư giao dịch theo Supply/Demand là không biết như thế nào để nhận diện nó, đâu là Supply / Demand thật, đâu là giả, đâu là vùng có thể phá được

    Để khắc phục vấn đề đó chúng ta sẽ dùng RSI để lọc và đánh giá các vùng Supply/Demand xem chúng có thể giao dịch được hay không ?

    Mời xem cổ phiếu VCB:

    huong-dan-ket-hop-rsi-va-supply-demand-cho-nguoi-moi (2).jpg

    Tuy nhiên sẽ có một số trường hợp RSI đi hẳn xuống 40 hoặc vượt lên 60. Những trường hợp này, xác suất phá thủng Supply/Demand sẽ cao hơn, hay nói cách khác, xác suất bạn bị hit StopLoss khi đặt lệnh tại đó sẽ cao hơn. Đó là một hậu quả, hậu quả thứ 2 khi bạn đặt lệnh tại vùng Supply/Demand dưới 40, giá tại đó khả năng cao là sẽ yếu đi, mất động lượng và cuối cùng là không tăng nữa, xác xuất đảo chiều có thể xảy ra.

    Mời xem VCB

    huong-dan-ket-hop-rsi-va-supply-demand-cho-nguoi-moi (3).jpg

    Và đây là VD VN30 cho xu hướng giảm

    huong-dan-ket-hop-rsi-va-supply-demand-cho-nguoi-moi (4).jpg

    Còn đây là VD RSI vượt lên 60 và giá không duy trì được đà giảm mạnh

    huong-dan-ket-hop-rsi-va-supply-demand-cho-nguoi-moi (5).jpg

    Tóm tắt lại một cách dễ hiểu về phương pháp kết hợp RSI và vùng Supply / Demand, tôi sẽ nói ngắn gọn thế này, đây cũng là cách sử dụng cho phương pháp này luôn.

    +Tại vùng Supply (vùng cung), RSI > 60 thì vùng Supply đó không có giá trị cao

    +Tai vùng Demand (vùng câu), RSI <40 thì vùng Demand đó không có giá trị cao

    + Tại vùng Supply hay Demand, chỉ cần RSI nằm trong vùng 40 - 60 thì có thể giao dịch được

    huong-dan-ket-hop-rsi-va-supply-demand-cho-nguoi-moi (6).jpg

    Một lưu ý nho nhỏ, RSI dù sao cũng chỉ là một công cụ hỗ trợ nhà đầu tư giao dịch, do đó không nên phụ thuộc vào RSI hay bất kỳ công cụ nào, nhà đầu tư cần phải hiểu tình hình biến động của thị trường, xu hướng, giá, báo cáo tài chính, tình hình chính trị, những yếu tố liên quan tác động đến giá cổ phiếu.

    Hy vọng bài viết này hữu ích cho anh em.

    Tô Đình Văn

    Xem thêm:

    >> Tuyệt kỹ bắt đỉnh đáy bằng ICHIMOKU
     
    cuongctd, Orion and (deleted user) like this.
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    Video Hướng dẫn vẽ Fibonacci theo phong cách Dinapoli Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 13/12/19
    Hướng dẫn đếm nến bằng cách sử dụng chart Hourly của Micheal Jenkin Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 24/5/19
    Hướng dẫn chơi chứng khoán bằng bài Tarot Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 20/5/19
    Bài 02: Phân tích cổ phiếu với đồ thị Point and Figure - hướng dẫn đọc và sử dụng Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 23/2/19
    Hướng dẫn sử dụng MACD cho nhà đầu tư mới Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 5/1/19

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này