Sự liên kết giữa Giá - RSI

Thảo luận trong 'Phân tích theo indicator và các phương pháp khác' bắt đầu bởi freedom, 12/7/19.

Lượt xem : 2,777

  1. freedom

    freedom Moderator

    Tham gia ngày:
    31/12/18
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    127
    Giới tính:
    Nam
    Su-lien-ket-giua-gia-rsi.JPG

    Chào các bằng hữu, nay mình chia sẻ thêm một trong các khái niệm quan trọng mà bản thân những ai sử dụng RSI phải nắm rõ để có thể phân tích được sức mạnh của xu hướng hoặc một mục tiêu lợi nhuận mà chúng ta đề ra. Cùng mình bắt đầu nhé.


    Sự liên kết giữa Giá - RSI

    Khi nói về sự liên kết này, điều đầu tiên chúng ta gắn khái niệm Thoái lui của Fibo Retracement vào Giá - RSI thì chúng ta sẽ thấy được sự liên kết này. Các phần trước mình cũng từng nói về động thái thoái lui là do kết quả của việc các nhà giao dịch trở nên quá hưng phấn hoặc sợ hãi và đẩy giá quá cao hoặc quá thấp. Khi tất cả nhận ra rằng giá đã được đẩy đến "mức độ cuồng loạn" thì một xu hướng trái ngược bắt đầu khi giá đảo ngược và lấy lại một số động thái trước đó.

    Khi chúng ta kết hợp lý thuyết này vào Giá-RSI thì sẽ gặp khó khăn vì chỉ số RSI có thể dễ dàng vượt quá chính nó so với giá. Bởi vì chỉ số RSI rất nhạy cảm với sự chuyển động của giá đặc biệt là trong vùng 40 đến 60, nên nó thường sẽ lấy lại phần trăm lớn hơn của bước đi trước so với giá. Nói cách khác, nếu giá đang lùi lại 33%, thì RSI sẽ thường lấy lại 50 đến 60%. Chính ví vậy chúng ta phải có qui tắc với các thông số sau:

    Su-lien-ket-giua-gia-rsi-01.JPG
    Nhìn vào bảng thông số này sẽ giúp chúng ta tính được mục tiêu giá dựa vào các mức thoái lui, thoái luic của giá càng sâu thì chúng ta càng phải cẩn thận vì lúc này xu hướng đang có vấn đề. Còn thoái lui nông của giá sẽ là tốt nhất cho chúng ta bám theo xu hướng. Mình cung cấp tiếp bảng thông số sau để các bằng hữu có thể dựa vào để đo lường sức mạnh xu hương hoặc tính được mục tiêu lợi nhuận:

    Su-lien-ket-giua-gia-rsi-02.JPG
    Sau đây mình sẽ lấy một ví dụ để minh họa nhằm cho các bằng hữu nào còn quá mơ hồ mà không nhận ra được cái hay trong khái niệm thoái lui này, đừng quan niệm quá mua và quá bán sai lệch rồi khiến cho chúng ta trả giá, lại chê trách là RSI lừa đảo.

    Su-lien-ket-giua-gia-rsi-03.JPG

    Ở trường hợp này, chúng ta có thể thấy ở Giá độ thoái lui là 38.2%, còn RSI thì đi về vùng 50, vây đợt giá tăng từ đáy lên tới điểm A là 966, tổng 27 điểm, thoái lui về mức B 956 tương đường 35% thoái lui giá( theo trên bảng thì nằm ở phạm vi 100-125%), lúc này ở RSI lại tương đương mức 50. Chúng ta kết luận được xu hướng này là mạnh, khi RSI thoái lui về vùng 50 chúng ta đánh giá mức thoái lui này là nông và lực xu hướng lúc này dừng ở mức 50, so với bảng thông số mình học được thì chúng ta bắt đầu tính toán điểm C. Công thức tính điểm C mình đã chia sẻ ở các phần trước nên các bằng hữu có thể tìm đọc lại sau.

    Vậy là mình đã chia sẻ tới cho các bằng hữu khái niệm liên kết thoái lui trong RSI và Giá. Nếu chúng ta kết hợp nhuần nhuyễn 2 biểu đồ RSI và Giá lại thì chúng ta sẽ cải thiện được rất nhiều điều. Hi vọng mọi người có thể rút tỉa cho mình được kinh nghiệm từ đây. Thân ái !!!

    Xem thêm:

    Các khái niệm trong RSI
     
  2. Đang tải...

    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    File code Ami Điểm mua, sử dụng trong uptrend Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 16/3/24
    Lịch sử giao dịch: Goichi Hosoda và hệ thống giao dịch Ichimoku Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 30/11/19
    Chiến lược giao dịch Price Action kết hợp Supply - Demand và Fibonacci Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 23/6/19
    Góc nhỏ chia sẻ - Sử dụng RSI xác định Xu hướng, Kháng cự - Hỗ trợ (P2) Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 7/6/19
    Góc nhỏ chia sẻ - Sử dụng RSI xác định Xu hướng, Kháng cự - Hỗ trợ (P1) Phân tích theo indicator và các phương pháp khác 6/6/19

Lượt bình luận : 0

Chia sẻ trang này